Hồi sinh vùng đất từng bị bom đạn tàn phá

Hồi sinh vùng đất từng bị bom đạn tàn phá

Sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã có nhiều đổi thay. Từ vùng đất vốn bị bom đạn tàn phá, nay đã trở thành những vùng nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện và vùng nuôi trọng điểm của tỉnh.

Cuộc sống hồi sinh nơi trận địa Sóc Hà, Cao Bằng

Cuộc sống hồi sinh nơi trận địa Sóc Hà, Cao Bằng

Hơn 4 thập kỷ đã đi qua song cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc vẫn là ký ức không thể quên đối với những người từng đi qua chiến sự. Đến nay, chứng kiến những trận địa năm xưa hồi sinh, đang trên đà vươn lên phát triển kinh tế - kinh tế xã hội, họ lại càng thêm trân trọng những năm tháng gian khổ và đang góp công góp sức xây dựng quê hương đổi mới. Xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, một trong những trận địa năm ấy, đã nhiều đổi thay nhờ xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898-1954

Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898-1954

Sáng 14/2, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) phối hợp với Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO) tổ chức khai mạc Triển lãm "Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898 - 1954" tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đây là sự kiện chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp (1973-2023).
Phơi hạt ca cao tại huyện Châu Thành (Bến Tre). Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu – TTXVN

Tín hiệu hồi sinh cho cây ca cao ở Bến Tre

Cây ca cao từng là loại cây trồng xen trong vườn dừa mang lại quả kinh tế cao tại Bến Tre. Tuy nhiên, đợt hạn mặn vào năm 2016 đã làm cho cây ca cao bị thiệt hại nặng nề. Hiện nay, người dân đang khắc phục ảnh hưởng hạn mặn, giúp cây ca cao phát triển tốt, mở rộng diện tích trồng ca cao xen vườn dừa. Qua đó, mở ra tín hiệu "hồi sinh" cho cây ca cao tại Bến Tre.
Chương trình văn nghệ “Hồi sinh” biểu diễn tại chương trình. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN

Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam 10/8: Chương trình giao lưu - nghệ thuật “Hồi sinh từ mảnh cầu vồng”

Tối 10/8, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Văn phòng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701) và Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội tổ chức Chương trình giao lưu - nghệ thuật “Hồi sinh từ mảnh cầu vồng”. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 61 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2022) và Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8).
Australia nghiên cứu hồi sinh hổ Tasmania

Australia nghiên cứu hồi sinh hổ Tasmania

Một trong những loài động vật mang tính biểu tượng của Australia, hổ Tasmania, đã tuyệt chủng hơn 80 năm trước, có thể được hồi sinh trong một dự án do các nhà khoa học của Đại học Melbourne thực hiện.
Lâm Đồng: Hồi sinh nghề sấy gió quả hồng

Lâm Đồng: Hồi sinh nghề sấy gió quả hồng

Sau những thăng trầm của nghề hồng sấy, những chuyên gia người Nhật đã đưa về thôn Đất Làng, xã Xuân Trường (vùng ven của thành phố Đà Lạt) những kỹ thuật mới giúp nhà vườn sấy gió quả hồng. Được thổi luồng sinh khí mới, làng hồng lâu đời nhất vùng đã hồi sinh, qua đó nâng cao giá trị quả hồng, tăng thu nhập cho người dân.
Bản Sáng Tùng hồi sinh sau thiên tai

Bản Sáng Tùng hồi sinh sau thiên tai

Kể từ khi đất đá sạt lở vùi lấp toàn bộ 28 ngôi nhà tại bản Sáng Tùng, xã Tà Ngảo, huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) vào ngày 27/6, cuộc sống của người dân nơi đây rất khó khăn, nhiều gia đình bị mất hết tài sản, rơi vào cảnh “tay trắng”. Đến nay, sau gần 3 tháng, cùng với tinh thần vượt khó của bà con dân bản, sự hỗ trợ kịp thời của cấp ủy, chính quyền địa phương, những sẻ chia, động viên của cộng đồng đã giúp bản Sáng Tùng từng bước hồi sinh. Bản mới được dựng lên, dân bản thoát khỏi cảnh sống tạm bợ lán trại mưa dột, cuộc sống đồng bào dần ổn định.
Cuộc sống của người dân vùng lũ Mường La đang dần hồi sinh

Cuộc sống của người dân vùng lũ Mường La đang dần hồi sinh

Trận lũ quét lịch sử xảy ra vào tháng 8/2017 tại huyện Mường La (tỉnh Sơn La) đã để lại hậu quả nặng nề, làm 14 người thiệt mạng, hơn 170 ngôi nhà cùng nhiều tài sản bị cuốn trôi. Hơn 5 tháng qua, cùng với sự nỗ lực của người dân vùng lũ và những chính sách hỗ trợ thiết thực từ chính quyền địa phương, cuộc sống người dân nơi đây đang dần hồi sinh.
Màu xanh sinh sôi nơi "rốn lũ" Lào Cai

Màu xanh sinh sôi nơi "rốn lũ" Lào Cai

Sau 3 tháng trở lại vùng "rốn lũ" Bát Xát, Lào Cai không ai ngờ rằng vùng đất này đã hồi sinh và chuyển mình mạnh mẽ như vậy. Màu xanh bao trùm những cánh đồng su su, khoai lang, ngô thương phẩm ngút ngàn thay cho khung cảnh bùn đất tang thương trước đó. “Khắc phục thiệt hại nông nghiệp do bão lũ gây ra cũng là cơ hội để chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh tế nông nghiệp địa phương”. Đó là ý kiến của bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia tại "Hội nghị tổng kết mô hình và công tác chỉ đạo khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 2, 3" tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát (Lào Cai) ngày 25/12.
Đổi thay trên quê hương những người mang họ Bác Hồ: Bài 1 - Hồi sinh vùng "đất chết" A Ngo

Đổi thay trên quê hương những người mang họ Bác Hồ: Bài 1 - Hồi sinh vùng "đất chết" A Ngo

Huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) vùng căn cứ cách mạng xưa hôm nay đã đổi thay nhiều, giờ đây không ai có thể nhận ra những con đường mòn của một thời bom đạn ngày trước. Đường Hồ Chí Minh phẳng lì, nối dài qua thị trấn A Lưới, mà bà con quen gọi là "Đại lộ A Lưới" đi đến đâu, nhà cửa, phố xá kéo dài đến đó. Để có cuộc sống hôm nay, đồng bào các dân tộc ở A Lưới ơn Đảng, ơn Bác Hồ, tình cảm đó như suối mạch nguồn chảy mãi, không bao giờ cạn.
"Hồi sinh" kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè

"Hồi sinh" kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè

Sau 30 năm đổi mới, từ một con kênh ô nhiễm bậc nhất TP. Hồ Chí Minh (dài gần 10 km chảy qua địa bàn các quận: 1, 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình), sau khi được thành phố đầu tư cải tạo, đến nay kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã “hồi sinh”, góp phần làm thay đổi diện mạo thành phố và mang lại lợi ích trực tiếp cho trên 1,2 triệu người sống xung quanh lưu vực kênh thông qua cải tạo điều kiện vệ sinh, môi trường, giảm nguy cơ ngập lụt và góp phần chỉnh trang đô thị.
Lan tỏa những làn điệu dân ca, dân vũ

Lan tỏa những làn điệu dân ca, dân vũ

Với sự tận tâm, dốc sức truyền dạy của các nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông mà các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào các dân tộc M’Nông, Mạ, Ê-đê từng bị lãng quên nay đã được hồi sinh và có sức lan tỏa riêng.