Bộn bề khó khăn sau lũ
Đã hơn 5 tháng trôi qua, người dân huyện Mường La vẫn chưa quên nỗi kinh hoàng và sự mất mát to lớn do trận lũ quét lịch sử gây ra. Chỉ sau một đêm, hơn 500 ngôi nhà của người dân đã chịu ảnh hưởng nặng nề, phần lớn trong đó bị cuốn trôi hoàn toàn. Không những thế, nhiều thôn bản bị san phẳng, người dân phải sống trong cảnh “màn trời, chiếu đất”. Lũ quét đi qua, bộn bề khó khăn ở lại với Mường La.
Sau lũ, nhiều gia đình phải ly tán vì mất người thân. Đến nay, vẫn còn có những gia đình chưa tìm thấy người thân bị mất tích. Ông Cà Văn Hậu, ở bản Hốc (xã Nặm Păm) bộc bạch, đến giờ, gia đình vẫn chưa tìm thấy con trai bị lũ cuốn trôi. Đau xót lắm nhưng thiên tai không lường trước được.
Sau trận lũ lịch sử, đường giao thông đến các xã hầu như bị hư hỏng. Vì vậy, việc hỗ trợ, không để người dân bị đói cũng gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, huyện Mường La đã huy động tối đa nhân lực, phương tiện để mở các tuyến đường tạm thời đến vùng tâm lũ. Công tác cứu hộ, cứu nạn đã được kịp thời triển khai.
Ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch UBND huyện Mường La cho biết, sau khi lũ quét đi qua, huyện Mường La xác định việc quan trọng nhất là phải tập trung ổn định đời sống bà con, không để hộ nào phải sống trong cảnh đói, rét. Do đó, những ngày đầu sau lũ, huyện đã tập trung hỗ trợ nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm để người dân yên tâm ổn định đời sống.
Tái thiết sau lũ
Nơi ở mới của hơn 90 hộ dân bản Hốc, xã Nặm Păm nằm trên một khu đất rộng và cao hơn bản cũ. Sau nhiều tháng khẩn trương thi công, đến nay, mọi thứ cơ bản đã hoàn thành và được bàn giao cho người dân. Trong trận lũ lịch sử vừa qua, đây là bản chịu thiệt hại nặng nề nhất với gần 60 nhà bị cuốn trôi hoàn toàn.
Khi lũ vừa đi qua, bà con phải sống tạm trong những căn lều dựng ven đường. Giờ đây, khu tái định cư mới được hoàn thành, người dân đã yên tâm vì không còn phải sống trong cảnh tạm bợ. Được chuyển lên vị trí cao hơn, họ không còn lo sợ bị ảnh hưởng bởi lũ quét.
Ông Lường Văn Giai, ở bản Hốc chia sẻ: Về đây, bà con được chính quyền địa phương cấp đất, cấp nhà, hỗ trợ giống cây trồng để ổn định cuộc sống. Người dân trong bản mong muốn Nhà nước tiếp tục hỗ trợ, tư vấn về các loại cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao để bà con ổn định cuộc sống lâu dài.
Tại bản tái định cư Huổi Liếng, xã Nặm Păm, màu xanh của rau, hoa màu đã bắt đầu hiện diện. Vị trí tái định cư do chính người dân trong bản lựa chọn và đề nghị chính quyền địa phương cho phép xây dựng nơi ở mới tại đây. Với mặt bằng hơn 5ha, hiện tại, 18 hộ dân bị cuốn trôi nhà cửa hoàn toàn đã chuyển đến ở. Cơ sở vật chất và đường đi bước đầu được hoàn thiện. Bà con còn được hỗ trợ vật nuôi để tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống.
Có thể nói, cùng với sự chung tay hỗ trợ của đồng bào cả nước, việc ổn định, sắp xếp lại dân cư của chính quyền huyện Mường La đã giúp người dân nhanh chóng ổn định, yên tâm xây dựng cuộc sống tại những nơi ở mới. Sau hơn 5 tháng, huyện Mường La đã hoàn thành 6 điểm tái định cư cho hơn 170 hộ dân bị ảnh hưởng bởi lũ quét. Những điểm tái định cư được lựa chọn ở những vị trí đảm bảo an toàn và có đầy đủ các điều kiện về đường giao thông, nước sinh hoạt, điện lưới.
Sau khi lũ quét xảy ra, chính quyền địa phương lo lắng sẽ xảy ra tình trạng học sinh các cấp bỏ học do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ, động viên kịp thời, các bậc phụ huynh ở đây đã yên tâm cho con em mình tới trường. Nhờ đó, sĩ số học sinh luôn đảm bảo, học sinh vùng lũ không phải thiệt thòi so với bạn bè ở nơi khác.
Bà Trần Thị Thúy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nặm Păm cho biết, đầu tháng 8/2017, Nhà trường đã cử giáo viên chia từng nhóm đến các gia đình để động viên phụ huynh, học sinh. Đến tháng 1/2018, khi học kỳ 1 kết thúc, Nhà trường không phải vận động, học sinh đã tự giác đến lớp.
Gây dựng sinh kế lâu dài
Trận lũ lịch sử không chỉ cuốn trôi nhà cửa mà hệ thống ruộng nước, đất sản xuất, hoa màu của người dân cũng bị đất đá vùi lấp. Vì vậy, ngoài việc sắp xếp, ổn định nơi ở, huyện Mường La đã khẩn trương hỗ trợ cây giống, vật nuôi, góp phần ổn định sinh kế lâu dài cho bà con.
Ông Cà Văn Lọc, Phó Trưởng bản Huổi Liếng (xã Nặm Păm) cho biết, sau lũ quét, 18 hộ dân trong bản đã chuyển đến nơi ở mới, bước đầu ổn định về nhà ở. Trong sản xuất, người dân được Nhà nước hỗ trợ, đầu tư cây ăn quả và các giống bò, dê sinh sản. Hiện nay, các cây ăn quả như bưởi, xoài, nhãn đang phát triển tốt, bà con trong bản cùng nhau chăm sóc theo mô hình hợp tác xã. Khi các loại cây trồng cho thu hoạch, lợi nhuận sẽ được chia đều cho những hộ gia đình trong bản.
Có thể thấy rằng, từ những nỗ lực của người dân, sự hỗ trợ kịp thời từ chính quyền địa phương, đến nay, cuộc sống người dân vùng lũ đã cơ bản ổn định. Đặc biệt, khi Tết Nguyên đán Mậu Tuất đang đến gần, việc chăm lo cho đồng bào vùng lũ lại càng được quan tâm, chú trọng hơn.
Theo Chủ tịch UBND huyện Mường La Nguyễn Đức Thành, về sinh kế lâu dài, huyện tập trung hỗ trợ bà con như chia lại đất sản xuất, trồng các loại cây ăn quả. Đến nay, huyện đã tập trung trồng được 145ha cây ăn quả, 55ha cây sơn tra. Huyện hỗ trợ 170 con bò, 350 con dê giống cho các hộ dân nhà bị cuốn trôi hoàn toàn.
Hiện nay, để chăm lo cho những hộ mất hoàn toàn nhà cửa, đất sản xuất, huyện Mường La tập trung các nguồn lực để hỗ trợ mỗi nhân khẩu 15kg gạo trong thời gian một năm. Ngoài ra, để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, huyện Mường La còn hỗ trợ gạo nếp gói bánh chưng và nhu yếu phẩm khác để bà con vui Xuân đón Tết.
Đã hơn 5 tháng trôi qua, người dân huyện Mường La vẫn chưa quên nỗi kinh hoàng và sự mất mát to lớn do trận lũ quét lịch sử gây ra. Chỉ sau một đêm, hơn 500 ngôi nhà của người dân đã chịu ảnh hưởng nặng nề, phần lớn trong đó bị cuốn trôi hoàn toàn. Không những thế, nhiều thôn bản bị san phẳng, người dân phải sống trong cảnh “màn trời, chiếu đất”. Lũ quét đi qua, bộn bề khó khăn ở lại với Mường La.
Sau lũ, nhiều gia đình phải ly tán vì mất người thân. Đến nay, vẫn còn có những gia đình chưa tìm thấy người thân bị mất tích. Ông Cà Văn Hậu, ở bản Hốc (xã Nặm Păm) bộc bạch, đến giờ, gia đình vẫn chưa tìm thấy con trai bị lũ cuốn trôi. Đau xót lắm nhưng thiên tai không lường trước được.
Sau trận lũ lịch sử, đường giao thông đến các xã hầu như bị hư hỏng. Vì vậy, việc hỗ trợ, không để người dân bị đói cũng gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, huyện Mường La đã huy động tối đa nhân lực, phương tiện để mở các tuyến đường tạm thời đến vùng tâm lũ. Công tác cứu hộ, cứu nạn đã được kịp thời triển khai.
Ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch UBND huyện Mường La cho biết, sau khi lũ quét đi qua, huyện Mường La xác định việc quan trọng nhất là phải tập trung ổn định đời sống bà con, không để hộ nào phải sống trong cảnh đói, rét. Do đó, những ngày đầu sau lũ, huyện đã tập trung hỗ trợ nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm để người dân yên tâm ổn định đời sống.
Tái thiết sau lũ
Nơi ở mới của hơn 90 hộ dân bản Hốc, xã Nặm Păm nằm trên một khu đất rộng và cao hơn bản cũ. Sau nhiều tháng khẩn trương thi công, đến nay, mọi thứ cơ bản đã hoàn thành và được bàn giao cho người dân. Trong trận lũ lịch sử vừa qua, đây là bản chịu thiệt hại nặng nề nhất với gần 60 nhà bị cuốn trôi hoàn toàn.
Khi lũ vừa đi qua, bà con phải sống tạm trong những căn lều dựng ven đường. Giờ đây, khu tái định cư mới được hoàn thành, người dân đã yên tâm vì không còn phải sống trong cảnh tạm bợ. Được chuyển lên vị trí cao hơn, họ không còn lo sợ bị ảnh hưởng bởi lũ quét.
Một góc bản tái định cư Huổi Liếng, xã Nặm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường - TTXVN. |
Ông Lường Văn Giai, ở bản Hốc chia sẻ: Về đây, bà con được chính quyền địa phương cấp đất, cấp nhà, hỗ trợ giống cây trồng để ổn định cuộc sống. Người dân trong bản mong muốn Nhà nước tiếp tục hỗ trợ, tư vấn về các loại cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao để bà con ổn định cuộc sống lâu dài.
Tại bản tái định cư Huổi Liếng, xã Nặm Păm, màu xanh của rau, hoa màu đã bắt đầu hiện diện. Vị trí tái định cư do chính người dân trong bản lựa chọn và đề nghị chính quyền địa phương cho phép xây dựng nơi ở mới tại đây. Với mặt bằng hơn 5ha, hiện tại, 18 hộ dân bị cuốn trôi nhà cửa hoàn toàn đã chuyển đến ở. Cơ sở vật chất và đường đi bước đầu được hoàn thiện. Bà con còn được hỗ trợ vật nuôi để tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống.
Có thể nói, cùng với sự chung tay hỗ trợ của đồng bào cả nước, việc ổn định, sắp xếp lại dân cư của chính quyền huyện Mường La đã giúp người dân nhanh chóng ổn định, yên tâm xây dựng cuộc sống tại những nơi ở mới. Sau hơn 5 tháng, huyện Mường La đã hoàn thành 6 điểm tái định cư cho hơn 170 hộ dân bị ảnh hưởng bởi lũ quét. Những điểm tái định cư được lựa chọn ở những vị trí đảm bảo an toàn và có đầy đủ các điều kiện về đường giao thông, nước sinh hoạt, điện lưới.
Người dân bản Hốc, xã Nặm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La xây dựng công trình phụ tại điểm tái định cư. Ảnh: Nguyễn Cường - TTXVN |
Sau khi lũ quét xảy ra, chính quyền địa phương lo lắng sẽ xảy ra tình trạng học sinh các cấp bỏ học do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ, động viên kịp thời, các bậc phụ huynh ở đây đã yên tâm cho con em mình tới trường. Nhờ đó, sĩ số học sinh luôn đảm bảo, học sinh vùng lũ không phải thiệt thòi so với bạn bè ở nơi khác.
Bà Trần Thị Thúy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nặm Păm cho biết, đầu tháng 8/2017, Nhà trường đã cử giáo viên chia từng nhóm đến các gia đình để động viên phụ huynh, học sinh. Đến tháng 1/2018, khi học kỳ 1 kết thúc, Nhà trường không phải vận động, học sinh đã tự giác đến lớp.
Gây dựng sinh kế lâu dài
Trận lũ lịch sử không chỉ cuốn trôi nhà cửa mà hệ thống ruộng nước, đất sản xuất, hoa màu của người dân cũng bị đất đá vùi lấp. Vì vậy, ngoài việc sắp xếp, ổn định nơi ở, huyện Mường La đã khẩn trương hỗ trợ cây giống, vật nuôi, góp phần ổn định sinh kế lâu dài cho bà con.
Ông Cà Văn Lọc, Phó Trưởng bản Huổi Liếng (xã Nặm Păm) cho biết, sau lũ quét, 18 hộ dân trong bản đã chuyển đến nơi ở mới, bước đầu ổn định về nhà ở. Trong sản xuất, người dân được Nhà nước hỗ trợ, đầu tư cây ăn quả và các giống bò, dê sinh sản. Hiện nay, các cây ăn quả như bưởi, xoài, nhãn đang phát triển tốt, bà con trong bản cùng nhau chăm sóc theo mô hình hợp tác xã. Khi các loại cây trồng cho thu hoạch, lợi nhuận sẽ được chia đều cho những hộ gia đình trong bản.
Màu xanh của rau, hoa màu đã bắt đầu hiện diện tại bản tái định cư Huổi Liếng, xã Nặm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường - TTXVN |
Theo Chủ tịch UBND huyện Mường La Nguyễn Đức Thành, về sinh kế lâu dài, huyện tập trung hỗ trợ bà con như chia lại đất sản xuất, trồng các loại cây ăn quả. Đến nay, huyện đã tập trung trồng được 145ha cây ăn quả, 55ha cây sơn tra. Huyện hỗ trợ 170 con bò, 350 con dê giống cho các hộ dân nhà bị cuốn trôi hoàn toàn.
Hiện nay, để chăm lo cho những hộ mất hoàn toàn nhà cửa, đất sản xuất, huyện Mường La tập trung các nguồn lực để hỗ trợ mỗi nhân khẩu 15kg gạo trong thời gian một năm. Ngoài ra, để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, huyện Mường La còn hỗ trợ gạo nếp gói bánh chưng và nhu yếu phẩm khác để bà con vui Xuân đón Tết.
Hữu Quyết - Nguyễn Cường