Hội nghị lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế

Ngày 8/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế thống nhất của hệ thống chính trị đã họp Hội nghị lần thứ nhất.

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế thống nhất của hệ thống chính trị chủ trì Hội nghị.

Dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trương Thị Mai, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, cùng các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo và thành viên Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo.

Thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII, căn cứ Quyết định số 19-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế thống nhất của hệ thống chính trị, để kịp thời triển khai nhiệm vụ công tác của Ban Chỉ đạo nhiệm kỳ 2021-2026, nhất là tham mưu Bộ Chính trị quyết định về tổng biên chế và kế hoạch sử dụng biên chế giai đoạn 2022-2026, Ban Tổ chức Trung ương đã chủ động triển khai một số nội dung: Báo cáo kết quả công tác nhiệm kỳ 2016-2021 và phương hướng, nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ 2021-2026 của Ban Chỉ đạo; Kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo nhiệm kỳ 2021-2026; Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo; Quy định về quản lý biên chế thống nhất của hệ thống chính trị; Kế hoạch tổ chức khảo sát tại một số địa phương, cơ quan, đơn vị; Báo cáo xây dựng Đề án vị trí việc làm; Thông báo phân công nhiệm vụ các thành viên và một số nội dung khác.

Tại Hội nghị, các đại biểu thống nhất đánh giá, các nội dung tại cuộc họp đã được Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị công phu, chu đáo, đánh giá khái quát những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 2016-2021 của Ban Chỉ đạo, trong đó nhấn mạnh vai trò tham mưu Bộ Chính trị kịp thời ban hành các chủ trương, định hướng nhằm tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho các cấp ủy, tổ chức đảng về công tác quản lý biên chế, thực hiện chủ trương tinh giản biên chế và xây dựng vị trí việc làm.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế thống nhất của hệ thống chính trị đánh giá cao những ý kiến góp ý tâm huyết, trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo. Nhấn mạnh công tác quản lý biên chế, thực hiện tinh giản biên chế và xây dựng vị trí việc làm là những công việc khó, hết sức hệ trọng, đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo và thành viên Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo tập trung cao độ để hoàn thành tốt các nhóm nội dung công việc theo Kế hoạch công tác nhiệm kỳ 2021-2026.

Đồng chí Võ Văn Thưởng nêu rõ, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị xem xét, quyết định các chủ trương, nguyên tắc về quản lý biên chế, tinh giản biên chế; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách... của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Trên cơ sở chủ trương, nguyên tắc của Bộ Chính trị và các quy định hiện hành, Ban Chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan có thẩm quyền về quản lý biên chế xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng biên chế giai đoạn 2022-2026 và hằng năm; tiến hành tổng hợp, thẩm định, báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định… Theo đó, mỗi nội dung, đề án phải được nghiên cứu công phu, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cao. “Tăng hay giảm biên chế trong gian đoạn tới; xây dựng vị trí việc làm như hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu hay chưa; vấn đề khung năng lực và chi trả lương, phụ cấp hiện nay; chính sách cho việc thực hiện tinh giản biên chế… cần tiếp tục tổng kết và làm rõ để quyết định cho tổng biên chế trong thời gian tới”, đồng chí Võ Văn Thưởng yêu cầu.

Tổ giúp việc cần tiếp thu, chỉnh sửa và thống nhất các văn bản, hệ thống báo cáo ngay từ đầu nhiệm kỳ để các cấp, các ngành thực hiện, bảo đảm thống kê chính xác, kịp thời. Trên cơ sở tổ chức các đoàn khảo sát tại các địa phương, cơ quan, đơn vị, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp thu, hoàn chỉnh các dự thảo, đề án để trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định.

TTXVN

Tin liên quan

Xác định tuổi để hưởng chính sách về hưu trước tuổi đối với trường hợp tinh giản biên chế

Theo văn bản hướng dẫn về việc xác định tuổi hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại Nghị định số 143/2020/NĐ-CP do Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký ban hành ngày 24/8, với đối tượng tinh giản biên chế có tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường, trường hợp có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của năm thực hiện tinh giản biên chế quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì tùy từng trường hợp cụ thể được hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại khoản 2 hoặc khoản 4 Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP).


Năm 2021, Hà Nội giảm hàng nghìn biên chế

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định giảm hàng nghìn biên chế trong năm 2021. Đây là nội dung đã được các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết nghị thông qua tại Kỳ họp thứ 18, ngày 9/12.


Bảo đảm đến năm 2021 tinh giản tối thiểu 10% biên chế

Theo báo cáo của Chính phủ, thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, Kết luận số 17-KL/TW của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện biên chế, tinh giản biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị năm 2015-2016; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2017-2021 đến năm 2021, khối Chính phủ và chính quyền địa phương phải giảm ít nhất là 354.624 người so với số giao năm 2015. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ xây dựng Kế hoạch biên chế công chức, thẩm định biên chế sự nghiệp hàng năm của bộ, ngành, địa phương, bảo đảm mục tiêu chung đến năm 2021, tinh giản tối thiểu là 10% biên chế giao năm 2015.


Giảm 10% biên chế sự nghiệp - chỉ tiêu cứng nhắc khiến các huyện vùng sâu tỉnh Cao Bằng thiếu giáo viên trầm trọng

Bảo Lạc, Bảo Lâm là hai huyện vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn của tỉnh Cao Bằng. Trong lĩnh vực giáo dục, hai địa phương này còn nhiều điểm trường nhỏ lẻ nên dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên từ cấp mầm non đến cấp trung học cơ sở. Thế nhưng, theo yêu cầu của Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng, hai huyện này sẽ chưa được xem xét thực hiện tuyển dụng viên chức giáo viên năm 2019.



Đề xuất