Trước tình hình này, huyện Hòn Đất đã xây dựng mô hình nuôi tôm; trong đó, tập trung mô hình nuôi một vụ tôm - một vụ lúa đang cho hiệu quả khá.
Ông Đào Xuân Nha, Trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hòn Đất cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên 7.360 ha. Riêng diện tích thả nuôi tôm chiếm 2.365 ha tập trung ở các xã ven biển vùng Nam Quốc lộ 80, gồm: Bình Giang, Bình Sơn, Lình Huỳnh và Thổ Sơn. Diện tích nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp thả nuôi 2 vụ/năm là 277 ha, quảng cảnh 978 ha, tôm - cua 135 ha và mô hình tôm - lúa 1.245 ha. Qua thực tế thực hiện theo mô hình một vụ tôm - một vụ lúa ở những vùng đất làm lúa kém hiệu quả cho thấy mô hình này đạt hiệu quả cao hơn nhiều làm chuyên lúa.
Nếu như tổng chi phí đầu tư hai vụ lúa/ha/năm gần 35 triệu đồng, thu hoạch 14 tấn/năm và thu về trên 67 triệu đồng, lợi nhuận trên 32 triệu đồng. So với mô hình một vụ tôm - một vụ lúa; trong đó, chi phí một vụ lúa trên 16,5 triệu đồng/ha, thu hoạch trên 36,7 triệu đồng, lợi nhuận gần 21 triệu đồng; chi phí một vụ tôm trên 22 triệu đồng, thu hoạch 51 triệu đồng, lãi gần 29 triệu đồng. Như vậy, so sánh hiệu quả giữa kinh tế hai mô hình 2 vụ lúa và mô hình một vụ lúa - một vụ tôm thì mô hình một tôm - một lúa/năm sẽ lãi hơn mô hình hai lúa/năm là gần 17 triệu đồng/ha/năm.
Bà Võ Thị Nguyệt, trú tại ấp Hòn Đất, xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất cho biết, trước đây vùng đất này làm lúa không hiệu quả. Có năm bị nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng nên làm lúa cũng bấp bênh. Từ khi có chủ trưởng chuyển sang mô hình nuôi một vụ tôm, làm một vụ lúa nông dân ở đây mới được phát triển.
Tương tự, bà Dương Tuyết Nga, ngụ ấp Hòn Quéo, xã Thổ Sơn cũng rất phấn khởi khi chủ trương của huyện chuyển đổi mô hình nuôi tôm, trồng lúa đã giúp gia đình thoát nghèo. Bà Nga bộc bạch: “Từ ngày chuyển sang nuôi tôm đạt hiệu quả cao hơn làm chuyên lúa gấp nhiều lần, nên giờ nhiều hộ dân ở đây đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình này và đạt kết quả cao, góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế gia đình”.
Theo ông Đào Xuân Nha, Trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hòn Đất, mô hình một vụ tôm - một vụ lúa chứng minh giảm thiểu nạn ô nhiễm đồng ruộng, hạn chế độc tố cho môi trường nuôi tôm, hạn chế dịch bệnh, giúp tôm sinh trưởng phát triển tốt.
Thêm nữa, sau một vụ lúa, các loại rơm rạ bị phân hủy tạo môi trường sống và nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm trong vụ nuôi tiếp theo. Nhờ đó, mô hình này góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và lợi nhuận. Canh tác lúa trên nền đất nuôi tôm là cách rửa mặn tích cực vào mùa mưa, hạn chế quá trình mặn hóa, kéo dài tuổi thọ sử dụng đất.
Ngược lại, nếu chuyên canh tôm lâu dài, nước mặn sẽ ngấm sâu vào tầng đất dưới, làm đất bị thoái hóa, không thể sử dụng cho các mục đích trồng trọt sau này. Điều đáng nói hơn, mô hình được triển khai nhân rộng đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng tái cơ cấu ngành.
Xác định mô hình một vụ tôm - một vụ lúa là cứu cánh để vực dậy kinh tế trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, thời gian tới, huyện Hòn Đất tiếp tục xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ vùng quy hoạch. Trong đó chú ý vùng nuôi tôm tập trung, độc lập theo vùng và thời gian để chủ động chuyển đổi chuyên tôm, trồng lúa trên nền đất nuôi tôm sẽ giảm lượng phân bón, công chăm sóc, giảm chi phí.
Bên cạnh đó, đầu tư hệ thống điện, trạm bơm, cống đập ngăn mặn cho vùng trồng lúa; tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, thuốc và hóa chất sử dụng trên tôm nuôi; tuân thủ quy trình sản xuất theo lịch thời vụ của từng tiểu vùng. Đồng thời, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân, nhất là về quản lý môi trường nước, phòng trị bệnh trên tôm, kỹ thuật canh tác lúa trong mô hình.
Ngoài ra, xây dựng điểm trình diễn mô hình sản xuất tôm - lúa để nông dân tham quan, học hỏi kinh nghiệm; xây dựng mô hình điểm nuôi tôm sạch theo tiêu chuẩn VietGAP và theo hình thức quản lý cộng đồng tiến tới thành lập tổ hợp tác và hợp tác xã. Phấn đấu đến cuối năm 2018 sẽ chuyển 3.900 ha từ diện tích chuyên lúa sang mô hình một vụ tôm, một vụ lúa./.
Mô hình nuôi tôm trên nền đất lúa của một nông hộ thuộc HTX Nông nghiệp Bào Trâm (Nam Yên, An Biên, Kiên Giang) với lằn ranh kênh thủy lợi phân định giữa hai vùng chuyển đổi. Ảnh: An Hiếu |
Ông Đào Xuân Nha, Trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hòn Đất cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên 7.360 ha. Riêng diện tích thả nuôi tôm chiếm 2.365 ha tập trung ở các xã ven biển vùng Nam Quốc lộ 80, gồm: Bình Giang, Bình Sơn, Lình Huỳnh và Thổ Sơn. Diện tích nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp thả nuôi 2 vụ/năm là 277 ha, quảng cảnh 978 ha, tôm - cua 135 ha và mô hình tôm - lúa 1.245 ha. Qua thực tế thực hiện theo mô hình một vụ tôm - một vụ lúa ở những vùng đất làm lúa kém hiệu quả cho thấy mô hình này đạt hiệu quả cao hơn nhiều làm chuyên lúa.
Nếu như tổng chi phí đầu tư hai vụ lúa/ha/năm gần 35 triệu đồng, thu hoạch 14 tấn/năm và thu về trên 67 triệu đồng, lợi nhuận trên 32 triệu đồng. So với mô hình một vụ tôm - một vụ lúa; trong đó, chi phí một vụ lúa trên 16,5 triệu đồng/ha, thu hoạch trên 36,7 triệu đồng, lợi nhuận gần 21 triệu đồng; chi phí một vụ tôm trên 22 triệu đồng, thu hoạch 51 triệu đồng, lãi gần 29 triệu đồng. Như vậy, so sánh hiệu quả giữa kinh tế hai mô hình 2 vụ lúa và mô hình một vụ lúa - một vụ tôm thì mô hình một tôm - một lúa/năm sẽ lãi hơn mô hình hai lúa/năm là gần 17 triệu đồng/ha/năm.
Bà Võ Thị Nguyệt, trú tại ấp Hòn Đất, xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất cho biết, trước đây vùng đất này làm lúa không hiệu quả. Có năm bị nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng nên làm lúa cũng bấp bênh. Từ khi có chủ trưởng chuyển sang mô hình nuôi một vụ tôm, làm một vụ lúa nông dân ở đây mới được phát triển.
Tương tự, bà Dương Tuyết Nga, ngụ ấp Hòn Quéo, xã Thổ Sơn cũng rất phấn khởi khi chủ trương của huyện chuyển đổi mô hình nuôi tôm, trồng lúa đã giúp gia đình thoát nghèo. Bà Nga bộc bạch: “Từ ngày chuyển sang nuôi tôm đạt hiệu quả cao hơn làm chuyên lúa gấp nhiều lần, nên giờ nhiều hộ dân ở đây đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình này và đạt kết quả cao, góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế gia đình”.
Theo ông Đào Xuân Nha, Trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hòn Đất, mô hình một vụ tôm - một vụ lúa chứng minh giảm thiểu nạn ô nhiễm đồng ruộng, hạn chế độc tố cho môi trường nuôi tôm, hạn chế dịch bệnh, giúp tôm sinh trưởng phát triển tốt.
Thêm nữa, sau một vụ lúa, các loại rơm rạ bị phân hủy tạo môi trường sống và nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm trong vụ nuôi tiếp theo. Nhờ đó, mô hình này góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và lợi nhuận. Canh tác lúa trên nền đất nuôi tôm là cách rửa mặn tích cực vào mùa mưa, hạn chế quá trình mặn hóa, kéo dài tuổi thọ sử dụng đất.
Ngược lại, nếu chuyên canh tôm lâu dài, nước mặn sẽ ngấm sâu vào tầng đất dưới, làm đất bị thoái hóa, không thể sử dụng cho các mục đích trồng trọt sau này. Điều đáng nói hơn, mô hình được triển khai nhân rộng đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng tái cơ cấu ngành.
Xác định mô hình một vụ tôm - một vụ lúa là cứu cánh để vực dậy kinh tế trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, thời gian tới, huyện Hòn Đất tiếp tục xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ vùng quy hoạch. Trong đó chú ý vùng nuôi tôm tập trung, độc lập theo vùng và thời gian để chủ động chuyển đổi chuyên tôm, trồng lúa trên nền đất nuôi tôm sẽ giảm lượng phân bón, công chăm sóc, giảm chi phí.
Bên cạnh đó, đầu tư hệ thống điện, trạm bơm, cống đập ngăn mặn cho vùng trồng lúa; tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, thuốc và hóa chất sử dụng trên tôm nuôi; tuân thủ quy trình sản xuất theo lịch thời vụ của từng tiểu vùng. Đồng thời, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân, nhất là về quản lý môi trường nước, phòng trị bệnh trên tôm, kỹ thuật canh tác lúa trong mô hình.
Ngoài ra, xây dựng điểm trình diễn mô hình sản xuất tôm - lúa để nông dân tham quan, học hỏi kinh nghiệm; xây dựng mô hình điểm nuôi tôm sạch theo tiêu chuẩn VietGAP và theo hình thức quản lý cộng đồng tiến tới thành lập tổ hợp tác và hợp tác xã. Phấn đấu đến cuối năm 2018 sẽ chuyển 3.900 ha từ diện tích chuyên lúa sang mô hình một vụ tôm, một vụ lúa./.
Lê Sen
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN