Chủ quan trong thi công
Điển hình vào khoảng 5 giờ sáng 13/10, giàn giáo công trình xây dựng trên phố Giáp Nhị, phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai đã bị sập. Theo thông tin từ các cơ quan chức năng, khi các công nhân đang đổ sàn tầng 6 tòa nhà 28 tầng thì bất ngờ phần bê tông đổ sập kéo theo giàn giáo cùng nhiều công nhân rơi xuống dưới. Sự cố này đã khiến 2 nạn nhân rơi xuống tầng 1 tử vong, 4 người khác bị thương.
Điển hình vào khoảng 5 giờ sáng 13/10, giàn giáo công trình xây dựng trên phố Giáp Nhị, phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai đã bị sập. Theo thông tin từ các cơ quan chức năng, khi các công nhân đang đổ sàn tầng 6 tòa nhà 28 tầng thì bất ngờ phần bê tông đổ sập kéo theo giàn giáo cùng nhiều công nhân rơi xuống dưới. Sự cố này đã khiến 2 nạn nhân rơi xuống tầng 1 tử vong, 4 người khác bị thương.
Hiện trường vụ sập giàn giáo công trường xây dựng tại quận Hoàng Mai, hai công nhân tử vong. Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN
|
Tiếp đó, khoảng 19 giờ 30 tối 18/10 trên đường Thụy Khuê, trục tự hành bánh xích có lắp tay cẩu dài hàng chục mét đang thi công công trình đã bất ngờ đổ lên nóc một nhà dân ở mặt đường đối diện, khi chiếc trục tự hành đang thực hiện thi công phục vụ dự án tổ hợp dịch vụ thương mại, căn hộ và bãi đậu xe số 69 Thụy Khuê (Tây Hồ).
Theo quy định của thành phố Hà Nội, đối với các trường hợp vùng hoạt động của cần trục tháp vượt ra khỏi phạm vi công trường, có nguy cơ ảnh hưởng tới giao thông đi lại của nhân dân và công trình lân cận, chỉ cho phép cần trục tháp đó hoạt động trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau và phải có đảm bảo đủ hệ thống cảnh báo, cảnh giới, người hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông theo quy định. Thế nhưng trên thực tế, ở nhiều công trình ngay cạnh đường giao thông trong thành phố vẫn bắt gặp những cần cẩu tháp dài hàng chục mét, khổng lồ, xoay qua xoay lại chuyển vật liệu ngay trên đầu người đi đường. Trong khi đó, vật liệu chuyên chở trên cẩu tháp chỉ được chằng, buộc bằng những sợi dây cáp.
Ông Phạm Minh Chiến, ở quận Hai Bà Trưng, địa bàn đang có nhiều khu nhà cao tầng được xây dựng bày tỏ lo ngại, khi cầu cẩu tháp sập xuống, có thể gây thiệt hại về người. Vì thế quan trọng nhất khi vận hành cẩu tháp, các cơ quan chức năng như Đội Thanh tra xây dựng quận, chính quyền sở tại phải thường xuyên kiểm tra đơn vị thi công, kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.
Cần siết chặt quản lý
Thành phố Hà Nội đã nhiều lần thành lập đoàn kiểm tra, phát hiện, đình chỉ thi công một số cẩu tháp, hoạt động thi công xây nhà cao tầng không đủ tiêu chuẩn quy định. Nhưng việc kiểm tra này không được thực hiện liên tục, chỉ thực hiện theo thời điểm mùa vụ nên vẫn có nhiều cẩu tháp hoạt động chui, vi phạm các quy định của pháp luật.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Huy, Phó trưởng phòng Kỹ thuật giám định chất lượng, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, theo quy định của pháp luật, Sở làm nhiệm vụ hướng dẫn, cấp phép cho cẩu tháp hoạt động. Còn theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hoạt động của cẩu tháp phải được kiểm tra định kỳ và khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương. Công nhân vận hành cũng phải hội đủ các tiêu chuẩn: có chứng chỉ nghề, thẻ an toàn lao động, có phiếu khám sức khỏe, quyết định giao việc của ngươì sử dụng lao động… Tuy nhiên, qua kiểm tra thì thấy, còn có doanh nghiệp thiếu sót, hoạt động tùy tiện.
Quy định đã tương đối rõ ràng, nhưng nhiều chủ đầu tư chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước, dẫn đến thi công coi thường pháp luật, cho cẩu tháp hoạt động sớm hơn giờ quy định. Trong quá trình sử dụng đã để xảy ra các sai sót như: văng dầu bẩn, làm rơi vật liệu xuống nhà dân, thậm chí gẫy đổ gây thiệt hại về người. Những hộ dân sống bên cạnh công trình đang có cẩu tháp thi công đều có tâm lý lo sợ về sự mất an toàn.