Trải qua hàng ngàn năm, nghệ thuật hát Xoan (tỉnh Phú Thọ) vẫn tồn tại và phát triển, được du khách trong nước và quốc tế đón nhận. Đặc biệt là vào dịp lễ giỗ Tổ Hùng Vương, "Hát Xoan làng cổ" chính là một trong những điểm nhấn quan trọng gắn với du lịch tại vùng đất Vua Hùng.
Tối 14/4, tại Trung tâm lễ hội Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật Hội Xoan 2024 với chủ đề “Miền di sản”. Đây là chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phú Thọ có bốn phường Xoan gốc là An Thái xã Phượng Lâu, Kim Đới, Phù Đức, Thét. Cùng với các nghệ nhân hát Xoan, các Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân, các trùm phường Xoan đã và đang có nhiều đóng góp trong gìn giữ, phát huy và lan tỏa những câu hát Xoan trong đời sống cộng đồng và trở thành những “báu vật sống” của phường Xoan.
Sau gần 3 năm được được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (tháng 12/2017), Phú Thọ đã và đang tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp trọng tâm nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hát Xoan. Nhờ đó, đến nay công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản hát Xoan ở Phú Thọ đã đem lại hiệu quả cao, rõ nét ở khắp các địa phương trong tỉnh Phú Thọ nói riêng và cộng đồng người Việt nói chung.
Chương trình “Hát Xoan làng cổ” là một trong những hoạt động chính phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2019, được tổ chức liên tục phục vụ du khách trong suốt những ngày diễn ra Lễ hội. Đây là một loại hình nghệ thuật đặc sắc được phát tích từ thời đại Hùng Vương dựng nước chỉ có ở vùng đất Tổ - Phú Thọ và là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Tối 3/2/2018, tại Miếu Lãi Lèn, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh hát Xoan Phú Thọ là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, Lễ vinh danh, đón bằng công nhận hát Xoan Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ được tổ chức vào ngày 3/2/2018. Theo đó, buổi lễ diễn ra vào hồi 20 giờ ngày 3/2, tại miếu Lãi Lèn, thành phố Việt Trì.
Hát Xoan là loại hình nghệ thuật đặc sắc, được phát tích từ thời đại Hùng Vương dựng nước. Hát Xoan đã được các làng quê thuộc đôi bờ sông Lô lưu giữ, trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Thông tin chính thức từ Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 8/12 cho biết: Vào hồi 10 giờ 52 phút giờ địa phương (8 giờ 52 phút giờ Việt Nam) ngày 8/12/2017, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) diễn ra tại Jeju (Hàn Quốc), Hát Xoan Phú Thọ đã chính thức được UNESCO đưa ra khỏi Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Sáng 4/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Jeju, Hàn Quốc, Kỳ họp thứ 12, Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO 2003 chính thức khai mạc. Hội nghị diễn ra từ ngày 4-9/12. Tại Hội nghị này hồ sơ Hát Xoan Phú Thọ và Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ của Việt Nam sẽ được xem xét để đưa vào Danh sách di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ Nguyễn Đắc Thủy, qua quá trình kiểm kê và cam kết tại 4 phường Xoan gốc và các cộng đồng liên quan, hầu hết ý kiến của các nghệ nhân và thành viên các câu lạc bộ hát Xoan trên địa bàn đều đánh giá hát Xoan Phú Thọ đã thoát khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp.
Theo lộ trình đến cuối năm 2017, hát Xoan Phú Thọ sẽ được đưa ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Chuẩn bị cho sự kiện đặc biệt này, tỉnh Phú Thọ đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản hát Xoan.
Là di sản quý của dân tộc nhưng hát Xoan Phú Thọ vẫn đứng trước nguy cơ mai một và thất truyền bởi nhiều nguyên nhân. Trước thực trạng này, Bảo tàng Hùng Vương tỉnh Phú Thọ và các nhà nghiên cứu đã đưa ra giải pháp số hóa giúp mở ra một hướng đi mới trong công tác bảo tồn di sản.
Hiện nay, bình quân mỗi tháng, tỉnh Phú Thọ đón tiếp từ 2 đến 3 đoàn khách nước ngoài, thuộc tour du lịch đường sông, tới thăm, khám phá các di sản văn hóa truyền thống đặc sắc của Phú Thọ.
Trải qua hàng trăm năm, nghệ thuật hát Xoan Phú Thọ vẫn được bảo tồn như một nét đẹp văn hóa truyền thống, tạo nên dấu ấn riêng trong sắc màu văn hóa Việt Nam. Những người có công trong việc đưa Xoan vào cuộc sống cộng đồng và truyền dạy hát Xoan cho thế hệ trẻ đã góp phần gìn giữ, bảo tồn “hồn cốt” để di sản văn hóa hát Xoan Phú Thọ mãi trường tồn.