Ngày 25/8, tại vườn dẻ thôn Quang Trung II, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn) đã diễn ra lễ khai mạc mùa hạt dẻ xã Quảng Lạc năm 2024. Đây là địa phương đầu tiên trong tỉnh tổ chức chương trình khai mạc mùa hạt dẻ nhằm tôn vinh nghề trồng dẻ, quảng bá đặc sản hạt dẻ tới du khách gần, xa.
Rừng đặc dụng Mường Phăng có diện tích rộng hơn 4.430 ha, trải rộng trên địa bàn hai xã Pá Khoang và Mường Phăng (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Ngoài chức năng đảm bảo giữ nguồn nước, điều hòa ổn định lượng nước cho hồ Pá Khoang - hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Điện Biên, phục vụ các công trình thủy điện vùng hạ lưu và nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, rừng đặc dụng Mường Phăng còn gắn liền với sinh kế của cộng đồng các dân tộc Thái, Khơ-Mú, Mông… của hai xã.
Xác định dẻ là cây trồng thế mạnh mang lại giá trị kinh tế cao, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào mở rộng diện tích trồng cây dẻ và coi đây là một trong những loại cây trồng, vật nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Cây dẻ ván ghép có hạt to, thơm và ngon, trọng lượng trên 10g/hạt, sản lượng cao. Cây dẻ ván tại Việt Nam đã được biết đến là giống dẻ Trùng Khánh. Tại vùng ven thị xã Lạng Sơn, giống dẻ này đạt sản lượng bình quân 20 - 30kg/cây/năm.
Hạt dẻ có tên Hán là Kha thụ đại túc, Bản lật để làm món ăn bổ dưỡng có tác dụng phòng chữa bệnh, hồi phục sức khỏe. Do đó còn có các tên "quả của tỳ", "quả của thận" là "vua của loài quả khô” có thể thay lương thực.