Những ngày tháng 5, khi khắp nơi trong cả nước đang sôi nổi với các phong trào chăm lo cho công nhân, chúng tôi về huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh được nghe câu chuyện về hành trình 5 năm đòi nợ lương cho 677 công nhân khi doanh nghiệp phá sản của những cán bộ công đoàn nhiệt tâm.
Từ vụ kiện chưa có tiền lệ ...
Nhớ lại những ngày tháng vô cùng căng thẳng khi Công ty Sae Hwa Vina, 100% vốn Hàn Quốc đóng tại địa bàn ấp 12, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi phá sản, chủ bỏ trốn, lương công nhân vẫn còn nợ mấy tháng, anh Nguyễn Thanh Sang, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Củ Chi vẫn chưa hết hoang mang.
Chủ doanh nghiệp bỏ trốn, công nhân liên tục đình công. Một mặt, anh Sang cùng các cán bộ Liên đoàn Lao động huyện tìm cách liên lạc, “điều đình” với chủ doanh nghiệp, một mặt phải đứng ra trấn an, thuyết phục công nhân yên tâm trở về nhà. “Đó là thời điểm cận Tết Nguyên đán năm 2012, nhìn cảnh gần 700 công nhân, người không có tiền sắm Tết cho gia đình, người phải ăn Tết tha phương, chúng tôi vô cùng chạnh lòng”, anh Nguyễn Thanh Sang chia sẻ.
Trước tình hình đó, Liên đoàn Lao động huyện Củ Chi đã vận động các mạnh thường quân hỗ trợ 677 suất quà Tết cho công nhân, đồng thời liên hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn giới thiệu việc làm mới cho những công nhân có nhu cầu. Gần 500 công nhân đã được giới thiệu việc làm mới, số còn lại về quê tìm hướng đi khác.
Nhận thấy tài sản cố định của doanh nghiệp còn nguyên vẹn, anh Nguyễn Thanh Sang quyết định tập hợp hồ sơ, làm thủ tục khởi kiện để đòi lại lương mà doanh nghiệp vẫn còn nợ công nhân. Anh kêu gọi chị Nguyễn Thị Cúc, Kế toán trưởng kiêm Chủ tịch Công đoàn Công ty cùng hợp sức với anh cung cấp các hồ sơ, giấy tờ, bảng lương của công nhân tiến hành khởi kiện.
Được sự phân công của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Củ Chi, bắt đầu từ đó anh Sang và chị Cúc chung vai, sát cánh với nhau đeo đuổi hành trình dài 5 năm khởi kiện đòi nợ lương cho công nhân. Trong khi anh Sang lo tìm hiểu các thủ tục, hồ sơ pháp lý, chị Cúc tìm đến gặp từng công nhân hướng dẫn họ viết đơn kiện lên tòa án.
Đây là lần đầu tiên tập thể công nhân khởi kiện chủ doanh nghiệp đòi nợ lương, do vậy việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý mất rất nhiều thời gian. Không biết bao nhiêu lần hồ sơ bị trả về, bao nhiêu lần phải bổ sung thêm các loại thủ tục giấy tờ cần thiết. “Khó nhất là việc phải có đơn ủy quyền tập thể của 677 công nhân nhưng do nhiều người đã về quê, tôi và chị Cúc chỉ tập hợp được 400 đơn của công nhân”, anh Sang cho biết.
May mắn là chủ doanh nghiệp cũng có thiện chí trả nợ lương cho công nhân. Cùng với sự hỗ trợ tích cực của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, hồ sơ khởi kiện dần dần được hoàn thiện. Một vấn đề mà anh Sang và chị Cúc lo lắng là làm sao bảo toàn được số tài sản của doanh nghiệp bởi nhiều công nhân quá bức xúc đang có ý định lấy máy móc đem bán trừ nợ.
Chị Nguyễn Thị Cúc đã kêu gọi tổ bảo vệ cử người canh gác, bảo vệ tài sản, máy móc, nhà xưởng suốt ngày đêm. “Có những ngày, mình nhận được nhiều cuộc điện thoại hăm dọa của công nhân khiến mình rất buồn nhưng nếu không bảo vệ tài sản đó, nhiều công nhân khác không có cơ hội đòi được lương”, chị Cúc bộc bạch.
... Đến niềm tin của người lao động
Năm 2015, sau gần 3 năm kể từ ngày khởi kiện, Tòa án nhân dân huyện Củ Chi đã đưa ra xét xử và tuyên 677 công nhân thắng kiện, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp sẽ được bán thanh lý để lấy tiền trả nợ lương cho công nhân.
Tuy nhiên, “niềm vui ngắn chẳng tày gang” khi Đội thi hành án huyện Củ Chi thông báo họ không có thẩm quyền giải quyết tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Anh Sang cho biết: “Lúc đó, những khó khăn tưởng đã được tháo gỡ lại ập đến vì số tài sản đó ai sẽ đứng ra bán, bán cho ai? Bán xong ai sẽ cầm tiền và trả nợ cho công nhân?” Rất may, vụ việc được chuyển lên Cục Thi hành án thành phố và đã được tháo gỡ.
Đến cuối năm 2016, đã có doanh nghiệp mua lại số tài sản này và tháng 3/2017, gần 4 tỷ đồng đã được chuyển về cho Liên đoàn Lao động huyện Củ Chi để trả nợ lương cho công nhân, trong đó có hơn 400 triệu tiền lãi tính theo ngân hàng.
5 năm trời theo đuổi vụ kiện, có lúc những người dẫn đường như anh Sang, chị Cúc cũng không dám tin mình sẽ thắng kiện. “Cũng có lúc, chúng tôi đã nghĩ là không đòi được tiền, đã phụ niềm tin, mong mỏi, sự ủy thác của mấy trăm người lao động rồi”, anh Nguyễn Thanh Sang cho hay.
Chị Nguyễn Thị Cúc chia sẻ. “Suốt 5 năm qua, có lúc vô tình gặp một vài anh chị em công nhân, mình rất ngại vì vẫn chưa giúp họ đòi được lương. Giờ đây, niềm vui đã đến với tất cả mọi người. Gọi điện thông báo công nhân đến lãnh tiền lương, nhiều công nhân vui lắm và mình cũng thấy vui lây với niềm vui của họ”.
Nhận được 4 tháng tiền lương bị nợ sau 5 năm, ông Nguyễn Thanh Long, nhân viên Tổ bảo vệ rưng rưng: “5 năm rồi, tưởng là mất trắng nhưng không ngờ vẫn có ngày này”. Chị Đặng Thị Cạnh, nhân viên Tổ may mẫu xúc động khi cầm trên tay 2 tháng lương mà đáng lẽ chị phải nhận được từ năm 2012. Chị xúc động không phải vì số tiền lớn mà vì niềm tin vào công bằng, vào lẽ phải và niềm tin vào tổ chức công đoàn của chị đã đặt đúng chỗ.
“Đây cũng là tiền đề, tạo thêm niềm tin để các tổ chức công đoàn có cơ sở bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động trong thời gian tới”, anh Nguyễn Thanh Sang hồ hởi. Tuy nhiên, anh Nguyễn Thanh Sang cho rằng vụ kiện thành công một phần do may mắn là chủ doanh nghiệp vẫn còn tài sản để bán, có cơ sở để đòi nợ lương cho công nhân.
Nhiều doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài sử dụng “chiêu” thuê mướn hoàn toàn từ mặt bằng, tài sản, máy móc đến người điều hành, do vậy, một khi chủ doanh nghiệp bỏ trốn, tổ chức công đoàn không biết “nắm” vào đâu để kiện đòi nợ, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Chị Nguyễn Thị Cúc vẫn tiếc nuối vì thời điểm đó Công ty Sae Hwa Vina nợ đóng bảo hiểm thất nghiệp nên dù đòi được nợ lương nhưng vẫn có nhiều công nhân không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp sau khi công ty ngừng hoạt động.
Nhớ lại những ngày tháng vô cùng căng thẳng khi Công ty Sae Hwa Vina, 100% vốn Hàn Quốc đóng tại địa bàn ấp 12, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi phá sản, chủ bỏ trốn, lương công nhân vẫn còn nợ mấy tháng, anh Nguyễn Thanh Sang, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Củ Chi vẫn chưa hết hoang mang.
Chủ doanh nghiệp bỏ trốn, công nhân liên tục đình công. Một mặt, anh Sang cùng các cán bộ Liên đoàn Lao động huyện tìm cách liên lạc, “điều đình” với chủ doanh nghiệp, một mặt phải đứng ra trấn an, thuyết phục công nhân yên tâm trở về nhà. “Đó là thời điểm cận Tết Nguyên đán năm 2012, nhìn cảnh gần 700 công nhân, người không có tiền sắm Tết cho gia đình, người phải ăn Tết tha phương, chúng tôi vô cùng chạnh lòng”, anh Nguyễn Thanh Sang chia sẻ.
Trước tình hình đó, Liên đoàn Lao động huyện Củ Chi đã vận động các mạnh thường quân hỗ trợ 677 suất quà Tết cho công nhân, đồng thời liên hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn giới thiệu việc làm mới cho những công nhân có nhu cầu. Gần 500 công nhân đã được giới thiệu việc làm mới, số còn lại về quê tìm hướng đi khác.
Bà Nguyễn Thị Cúc, người đòi nợ lương cho 677 công nhân. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Được sự phân công của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Củ Chi, bắt đầu từ đó anh Sang và chị Cúc chung vai, sát cánh với nhau đeo đuổi hành trình dài 5 năm khởi kiện đòi nợ lương cho công nhân. Trong khi anh Sang lo tìm hiểu các thủ tục, hồ sơ pháp lý, chị Cúc tìm đến gặp từng công nhân hướng dẫn họ viết đơn kiện lên tòa án.
Đây là lần đầu tiên tập thể công nhân khởi kiện chủ doanh nghiệp đòi nợ lương, do vậy việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý mất rất nhiều thời gian. Không biết bao nhiêu lần hồ sơ bị trả về, bao nhiêu lần phải bổ sung thêm các loại thủ tục giấy tờ cần thiết. “Khó nhất là việc phải có đơn ủy quyền tập thể của 677 công nhân nhưng do nhiều người đã về quê, tôi và chị Cúc chỉ tập hợp được 400 đơn của công nhân”, anh Sang cho biết.
May mắn là chủ doanh nghiệp cũng có thiện chí trả nợ lương cho công nhân. Cùng với sự hỗ trợ tích cực của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, hồ sơ khởi kiện dần dần được hoàn thiện. Một vấn đề mà anh Sang và chị Cúc lo lắng là làm sao bảo toàn được số tài sản của doanh nghiệp bởi nhiều công nhân quá bức xúc đang có ý định lấy máy móc đem bán trừ nợ.
Chị Nguyễn Thị Cúc đã kêu gọi tổ bảo vệ cử người canh gác, bảo vệ tài sản, máy móc, nhà xưởng suốt ngày đêm. “Có những ngày, mình nhận được nhiều cuộc điện thoại hăm dọa của công nhân khiến mình rất buồn nhưng nếu không bảo vệ tài sản đó, nhiều công nhân khác không có cơ hội đòi được lương”, chị Cúc bộc bạch.
Ông Nguyễn Thanh Sang, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Củ Chi, người quyết tâm đòi nợ lương cho công nhân. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Năm 2015, sau gần 3 năm kể từ ngày khởi kiện, Tòa án nhân dân huyện Củ Chi đã đưa ra xét xử và tuyên 677 công nhân thắng kiện, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp sẽ được bán thanh lý để lấy tiền trả nợ lương cho công nhân.
Tuy nhiên, “niềm vui ngắn chẳng tày gang” khi Đội thi hành án huyện Củ Chi thông báo họ không có thẩm quyền giải quyết tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Anh Sang cho biết: “Lúc đó, những khó khăn tưởng đã được tháo gỡ lại ập đến vì số tài sản đó ai sẽ đứng ra bán, bán cho ai? Bán xong ai sẽ cầm tiền và trả nợ cho công nhân?” Rất may, vụ việc được chuyển lên Cục Thi hành án thành phố và đã được tháo gỡ.
Đến cuối năm 2016, đã có doanh nghiệp mua lại số tài sản này và tháng 3/2017, gần 4 tỷ đồng đã được chuyển về cho Liên đoàn Lao động huyện Củ Chi để trả nợ lương cho công nhân, trong đó có hơn 400 triệu tiền lãi tính theo ngân hàng.
5 năm trời theo đuổi vụ kiện, có lúc những người dẫn đường như anh Sang, chị Cúc cũng không dám tin mình sẽ thắng kiện. “Cũng có lúc, chúng tôi đã nghĩ là không đòi được tiền, đã phụ niềm tin, mong mỏi, sự ủy thác của mấy trăm người lao động rồi”, anh Nguyễn Thanh Sang cho hay.
Chị Nguyễn Thị Cúc chia sẻ. “Suốt 5 năm qua, có lúc vô tình gặp một vài anh chị em công nhân, mình rất ngại vì vẫn chưa giúp họ đòi được lương. Giờ đây, niềm vui đã đến với tất cả mọi người. Gọi điện thông báo công nhân đến lãnh tiền lương, nhiều công nhân vui lắm và mình cũng thấy vui lây với niềm vui của họ”.
Nhận được 4 tháng tiền lương bị nợ sau 5 năm, ông Nguyễn Thanh Long, nhân viên Tổ bảo vệ rưng rưng: “5 năm rồi, tưởng là mất trắng nhưng không ngờ vẫn có ngày này”. Chị Đặng Thị Cạnh, nhân viên Tổ may mẫu xúc động khi cầm trên tay 2 tháng lương mà đáng lẽ chị phải nhận được từ năm 2012. Chị xúc động không phải vì số tiền lớn mà vì niềm tin vào công bằng, vào lẽ phải và niềm tin vào tổ chức công đoàn của chị đã đặt đúng chỗ.
“Đây cũng là tiền đề, tạo thêm niềm tin để các tổ chức công đoàn có cơ sở bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động trong thời gian tới”, anh Nguyễn Thanh Sang hồ hởi. Tuy nhiên, anh Nguyễn Thanh Sang cho rằng vụ kiện thành công một phần do may mắn là chủ doanh nghiệp vẫn còn tài sản để bán, có cơ sở để đòi nợ lương cho công nhân.
Nhiều doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài sử dụng “chiêu” thuê mướn hoàn toàn từ mặt bằng, tài sản, máy móc đến người điều hành, do vậy, một khi chủ doanh nghiệp bỏ trốn, tổ chức công đoàn không biết “nắm” vào đâu để kiện đòi nợ, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Chị Nguyễn Thị Cúc vẫn tiếc nuối vì thời điểm đó Công ty Sae Hwa Vina nợ đóng bảo hiểm thất nghiệp nên dù đòi được nợ lương nhưng vẫn có nhiều công nhân không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp sau khi công ty ngừng hoạt động.
(TTXVN)