Sau 13 năm triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TƯ, Hà Nội đã huy động được trên 165.355 tỷ đồng đầu tư cho nông thôn. Đây là nguồn lực lớn để Hà Nội thời gian qua triển khai xây dựng nông thôn mới...
Khu dân cư thôn Văn Xá, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín đang đổi thay từng ngày nhờ xây dựng nông thôn mới.
Diện mạo xã nông thôn mới Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa hôm nay.
Từ chỗ luôn trông chờ vào Nhà nước đầu tư, người dân Hà Nội hôm nay đã chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức, cụ thể như hiến đất, phát triển kinh tế trang trại, đóng góp kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi...
Vùng trồng hoa xã Tam Thuấn, huyện Phúc Thọ được quy hoạch theo tiêu chí nông thôn mới.
Trang trại trồng hoa Đan Hoài ở thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng được đầu tư sản xuất theo tiêu chí nông thôn mới.
Sản xuất rau siêu sạch tại Khu sinh thái nông nghiệp Thung lũng Ngọc Linh Hòa Lạc ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất.
Hộ nông dân Hoàng Văn Kiếm ở thôn Đại Từ, xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ nuôi gà thịt thả vườn, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 20 tấn thịt gà đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhiều hộ nông dân ở xã Nam Điền, huyện Chương Mỹ có thu nhập cao nhờ chăn nuôi bò thịt.
Hà Nội hiện có 12/18 huyện, thị xã, bao gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm, Thạch Thất, Thường Tín, Thanh Oai, Phúc Thọ, Sóc Sơn và Sơn Tây đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 368/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Nổi bật nhất là Đan Phượng, huyện đã hoàn thành 100% xã nông thôn mới nâng cao.
Kiên cố hóa kênh mương và làm đường giao thông nội đồng ở xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức.
Hệ thống trạm bơm cấp nước phục vụ vùng sản xuất rau an toàn của xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì.
Kiên cố hóa kênh mương ở xã Liên Mạc, huyện Mê Linh.
Hà Nội phấn đấu đến hết năm 2022, 100% số huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đến năm 2025, hoàn thành việc đầu tư xây dựng, phát triển 5 huyện trở thành quận; 20% số huyện và 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Trường tiểu học xã Song Phượng, huyện Đan Phượng được đầu tư xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới.
Những năm qua, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng tập trung nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Hà Nội quan tâm tới công tác chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc sinh sống tại các xã miền núi thuộc các huyện Ba Vì, Thạch Thất...
Hà Nội xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại gắn với đô thị hóa, cải thiện nhanh điều kiện sinh sống ở nông thôn. Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn đạt 80 triệu đồng/người/năm...
Đoàn viên, thanh niên huyện Đan Phượng chăm sóc cây, hoa trên các tuyến đường.
Huyện Sóc Sơn xây dựng các tuyến đường tự quản xanh - sạch - đẹp - nở hoa kiểu mẫu trên địa bàn.
Cảnh quan môi trường nông thôn khang trang, văn minh, sạch đẹp tại xã Song Phượng, huyện Đan Phượng.
Thực hiện: Từ Quỳnh, Vũ Sinh