Hà Nam: Tháo gỡ khó khăn trong công tác bảo tồn di tích

Hà Nam: Tháo gỡ khó khăn trong công tác bảo tồn di tích
Đền thờ Anh hùng liệt sĩ Tỉnh Hà Nam. Ảnh: Đại Nghĩa - TTXVN
Đền thờ Anh hùng liệt sĩ Tỉnh Hà Nam. Ảnh: Đại Nghĩa - TTXVN

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam Lê Xuân Huy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể được các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh quan tâm thực hiện. Tính đến tháng 9/2018, ngành Văn hóa đã tiến hành tổng kiểm kê toàn bộ các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh. Trong tổng số 1.784 di tích trên địa bàn tỉnh, có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 82 di tích cấp quốc gia và 101 di tích cấp tỉnh. Công tác xếp hạng các di tích lịch sử văn hóa được triển khai theo kế hoạch hằng năm, mỗi năm làm hồ sơ khoa học xếp hạng đối với 3 - 4 di tích cấp quốc gia, 6 - 7 di tích cấp tỉnh. Công tác tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp di tích được tỉnh thực hiện thường xuyên. Bên cạnh việc Chương trình mục tiêu Quốc gia về bảo tồn di tích, hằng năm, Hà Nam đã huy động từ 20 - 30 tỷ đồng do nhân dân và các tổ chức xã hội đóng góp để tu bổ, tôn tạo di tích. Nhờ vậy, gần 80 di tích có giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh đã được tu bổ, tôn tạo; trong đó có 11 di tích được đầu tư tu bổ lớn, gồm: Chùa Long Đọi Sơn, từ đường Nguyễn Khuyến, đình Vị Hạ, đình Đồng Du Trung, đền Trần Thương, đình Văn Xá, đình Hòa Ngãi, đình An Hòa, chùa Quế Lâm, đền Trúc, chùa Bà Đanh. UBND tỉnh đã quan tâm phê duyệt Đề án bảo tồn các di tích cấp tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, mỗi năm tu bổ 10 di tích, mỗi di tích được đầu tư kinh phí tu bổ từ 300 - 500 triệu đồng.
 
Nhà tưởng niệm đồng chí Lương Khánh Thiện vừa được khánh thành vào ngày 10/10/2018 bằng nguồn ngân sách. Ảnh: Đại Nghĩa - TTXVN
Nhà tưởng niệm đồng chí Lương Khánh Thiện vừa được khánh thành vào ngày 10/10/2018 bằng nguồn ngân sách. Ảnh: Đại Nghĩa - TTXVN

Cũng theo ông Lê Xuân Huy, hiện các di tích chưa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh đều đã được kiểm kê; địa phương trước khi tiến hành trùng tu, sửa chữa di tích đều xin phép các cấp quản lý. Các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại các di tích, hoặc cá nhân hay tổ chức lưu giữ đều được bảo quản, lưu giữ đúng nguyên tắc.
 
Trận địa pháo phòng không Lam Hạ - Di tích lịch sử Quốc gia. Ảnh: Đại Nghĩa - TTXVN
Trận địa pháo phòng không Lam Hạ - Di tích lịch sử Quốc gia.
Ảnh: Đại Nghĩa - TTXVN

Hà Nam: Tháo gỡ khó khăn trong công tác bảo tồn di tích ảnh 4
 Đền thờ Anh hùng liệt sĩ Tỉnh Hà Nam. Ảnh: Đại Nghĩa - TTXVN

Chùa Bầu - Thiên Tử Bảo di tích lịch sử cấp tỉnh được tùng tru xây dựng lại từ năm 2008. Ảnh: Đại Nghĩa - TTXVN
Chùa Bầu - Thiên Tử Bảo di tích lịch sử cấp tỉnh được tùng tru xây dựng lại từ năm 2008. Ảnh: Đại Nghĩa - TTXVN

Tuy nhiên, tỉnh Hà Nam hiện có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa đã xuống cấp một cách nghiêm trọng. Đình làng Ngò xã Đức Lý, huyện Lý Nhân là một ví dụ. Với lịch sử hàng trăm năm, hiện nay, những chiếc cột của đình đã bị mọt ăn mòn, trống rỗng, mái ngói cong vênh, xô lệch, tất cả đều có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Mặc dù là di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia từ năm 2001 nhưng đến nay ngôi đình này vẫn chưa được quan tâm bảo tồn một cách xứng đáng với giá trị của di tích.

Tại hội nghị tập huấn về công tác bảo tồn di tích được tổ chức vào giữa tháng 10/2018 tại tỉnh Hà Nam, Tiến sỹ Nguyễn Minh Khang, Phó Trưởng Phòng Quản lý di tích, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cho biết: Công tác bảo tồn các di tích gặp những khó khăn nhất định do ngân sách nhà nước cấp cho công tác bảo tồn hạn hẹp. Nhiều địa phương dù đã chủ động nguồn xã hội hóa nhưng do thiếu đội ngũ cán bộ giám sát, thi công chuyên nghiệp trong công tác quản lý di tích dẫn tới một số di tích chưa bảo đảm chất lượng, thậm chí bị xâm hại nghiêm trọng.

Để công tác bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa được bền vững, ngành Văn hóa cần sớm xây dựng kế hoạch nghiên cứu khảo sát, đánh giá đúng thực trạng các di tích, trên cơ sở đó lập quy hoạch tổng thể bảo tồn đối với từng di tích. Đồng thời, các địa phương sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân nhằm từng bước tu bổ, tôn tạo các di tích, góp phần thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.
Đại Nghĩa
TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Gìn giữ văn hóa đặc sắc gắn với phát triển du lịch Đắk Lắk

Gìn giữ văn hóa đặc sắc gắn với phát triển du lịch Đắk Lắk

Ngày 16/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã trao 16 bộ chiêng và các loại nhạc cụ (T’rưng, Đing Pah, chiêng tre, đàn bầu, sáo trúc, đàn nhị, sáo lỗ…), 69 đàn tính cùng 358 bộ trang phục truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M’nông, Tày, Nùng, Mường, Thái, Dao, Gia Rai… cho 33 câu lạc bộ, đội văn nghệ của 14 huyện, thị xã, thành phố.

Huế: Phát huy thế mạnh trong bảo tồn, trùng tu, phục hồi các điểm di tích

Huế: Phát huy thế mạnh trong bảo tồn, trùng tu, phục hồi các điểm di tích

Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, năm 2025, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các dự án bảo tồn, trùng tu, phục hồi các công trình thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế góp phần từng bước lấy lại diện mạo của Kinh đô xưa. Qua đó, thúc đẩy phát triển du lịch di sản của thành phố.

Nhà văn Y Ban nhận Giải Đặc biệt Giải thưởng Hội Nhà văn 2024

Nhà văn Y Ban nhận Giải Đặc biệt Giải thưởng Hội Nhà văn 2024

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai công tác văn học năm 2025, trao Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024 và Lễ kết nạp Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Y Ban nhận Giải Đặc biệt Giải thưởng Hội Nhà văn Năm 2024.

 Gói bánh chưng Tết cùng người Dao đỏ ở Nguyên Bình

Gói bánh chưng Tết cùng người Dao đỏ ở Nguyên Bình

Mỗi khi năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, từ khoảng giữa tháng Chạp, người Dao đỏ ở huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) lại tất bật vào rừng hoặc ra chợ kiếm lá dong, xay xát thóc nếp để gói bánh chưng, cất rượu…

Hòa Bình: Lễ hội Gầu Tào, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của người Mông

Hòa Bình: Lễ hội Gầu Tào, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của người Mông

Ngày 11/1, tại hai xã Hang Kia và Pà Cò, UBND huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã tổ chức Lễ hội Gầu Tào, đây là hoạt động văn hóa dân gian truyền thống, đặc sắc với nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời của người Mông Hòa Bình. Lễ hội đã thu hút được hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam.

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Nếu như người đàn ông đóng vai trụ cột trong đời sống của người Dao Thanh Y thì phụ nữ ở dân tộc này lại nắm giữ những giá trị không thể thay thế, là người nuôi dưỡng phát huy nguồn văn hóa truyền thống trong mỗi gia đình và rộng hơn là bản sắc của cả một dân tộc. Một trong những nét văn hóa của phụ nữ Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh còn giữ lại được là nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm, thể hiện sự khéo léo, tài tình của phụ nữ.

Phục dựng, bảo tồn không gian nhà rông truyền thống ở Kon Tum

Phục dựng, bảo tồn không gian nhà rông truyền thống ở Kon Tum

Đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng, nhà rông được xem như “trái tim” của cả ngôi làng. Với yếu tố quan trọng trong tín ngưỡng, đời sống, nhà rông luôn được đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn nhằm phát huy các giá trị truyền thống, tạo nên không gian văn hóa mang nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc.

Khởi công xây dựng Khu bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường

Khởi công xây dựng Khu bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường

Ngày 8/1, UBND huyện Cao Phong (Hòa Bình) tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong. Dự án được phê duyệt theo Nghị quyết số 455/NQ-HĐND ngày 11/5/2021 của HĐND tỉnh Hòa Bình, có quy mô diện tích 36,02 ha, tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An

Bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An từ lâu được biết đến là một trong những làng nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái. Trong quá trình phát triển, sự cạnh tranh từ các sản phẩm công nghiệp giá rẻ và sự thờ ơ của thế hệ trẻ khiến nghề dệt truyền thống này đứng trước nguy cơ mai một. Nhận thức rõ ràng về nguy cơ này, người dân và chính quyền địa phương cùng nhau thực hiện nhiều biện pháp cụ thể bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm. Qua đó không chỉ giữ gìn văn hóa truyền thống mà còn tạo thêm nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong vùng.

Tổ chức Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tổ chức Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Ngày 19/1, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình "Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo" năm 2025. Đây là hoạt động thường niên do Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức, thể hiện sự đoàn kết, tương thân, tương ái, chung tay góp phần tiếp nối và phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, chia sẻ tinh thần đón Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025 ấm áp nghĩa tình, hướng tới một năm mới bình an, tốt đẹp.

Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định

Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định

Ngày 5/1, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định, Viện nghiên cứu văn hóa (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Việt Nam”, với sự tham gia của 58 nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng đông đảo đại biểu Trung ương, địa phương.

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Lửa ấm cao nguyên”

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Lửa ấm cao nguyên”

Tối 4/1, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Công an phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Người truyền lửa” với chủ đề “Lửa ấm cao nguyên”. Chương trình được tổ chức nhân dịp Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025).

Chương trình "Quà tặng của nhân gian" - Nơi hội tụ sáng tạo độc đáo của các nghệ nhân

Chương trình "Quà tặng của nhân gian" - Nơi hội tụ sáng tạo độc đáo của các nghệ nhân

Nhằm giới thiệu những nghệ nhân là tinh hoa của các địa phương cùng những sáng tạo độc đáo của họ, ngày 2/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội đã diễn ra chương trình đặc biệt Quà tặng của nhân gian, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước. Chương trình kéo dài đến hết ngày 5/1.

Hấp dẫn Phiên chợ vùng cao – Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hấp dẫn Phiên chợ vùng cao – Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 31/12/2024 đến ngày 1/1/2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra Phiên chợ vùng cao đặc sắc với chủ đề “Chào năm mới 2025”, tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc và thu hút đông đảo khách du lịch tham quan và trải nghiệm văn hoá.

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Kết thúc mùa màng bội thu cũng là lúc đồng bào dân tộc huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) dựng cây nêu, nô nức đón chào ngày hội lớn - lễ hội ADa Koonh. Lễ hội năm nay trở nên đặc biệt hơn khi A Lưới chính thức thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo quốc gia giai đoạn 2022 - 2025. Không khí lễ hội, hân hoan đón Tết tràn ngập mọi nẻo đường và bản làng.

Các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 1 đến 31/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng” giới thiệu các hoạt động truyền thống đón Tết cổ truyền đặc trưng của các dân tộc.