Hà Nam đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia - di tích lịch sử Mộ và Khu lưu niệm Nam Cao

Hà Nam đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia - di tích lịch sử Mộ và Khu lưu niệm Nam Cao

Ngày 28/10, UBND xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia - Di tích lịch sử Mộ và Khu lưu niệm Nam Cao.

Hà Nam đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia - di tích lịch sử Mộ và Khu lưu niệm Nam Cao ảnh 1Trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia mộ và khu lưu niệm Nam Cao. Ảnh: Nguyễn Chinh - TTXVN

Nhà văn, liệt sỹ Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, quê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, phủ Lý Nhân, huyện Nam Xang (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông hy sinh ngày 30/11/1951 khi đang trên đường đi công tác vận động thuế nông nghiệp tại cánh đồng Mưỡu Giáp thuộc xã Gia Trấn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Nam Cao là một nhà văn lớn của Việt Nam, đại diện xuất sắc và tiêu biểu cho nền văn học hiện thực phê phán. Nhà văn Nam Cao là một trong những cây bút xuất sắc của văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945, đồng thời là một nhà văn chiến sĩ tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam. Mười lăm năm cầm bút, nhà văn Nam Cao đã để lại cho đời một di sản sáng tác khá đồ sộ. Ông đã được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I) năm 1996 cho những đóng góp quan trọng đối với nền văn học nước nhà nửa đầu thế kỷ XX.

Khu lưu niệm nhà văn Nam Cao là nơi lưu giữ những kỷ niệm, hiện vật gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của cố nhà văn. Nhà tưởng niệm nhà văn Nam Cao hiện nay được xây dựng trên khuôn viên đất của nhà 2 cụ Trùm San và Trùm Luông, hai nguyên mẫu là người thực của làng Đại Hoàng mà nhà văn đã xây dựng nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên.

Hà Nam đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia - di tích lịch sử Mộ và Khu lưu niệm Nam Cao ảnh 2Con trai cố nhà văn Nam Cao phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Nguyễn Chinh - TTXVN

Năm 2011, nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất nhà văn, không gian trưng bày được chỉnh lý, gồm những tài liệu, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp, quê hương của nhà văn, những hoạt động tri ân, tưởng niệm của chính quyền địa phương, các đoàn thể, hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong cả nước đối với nhà văn Nam Cao.

Phần mộ nhà văn Nam Cao được đặt trong khuôn viên nhà tưởng niệm, trước mộ có di ảnh nhà văn và 2 trang sách đã khắc lời tuyên ngôn nghệ thuật, được trích trong 2 tác phẩm "Đời thừa" và "Nhật ký ở rừng".

Hằng năm, tại nhà tưởng niệm thường diễn ra các hoạt động tri ân, tưởng niệm nhà văn vào dịp ngày sinh, ngày mất, ngày Thương binh liệt sỹ 27/7. Ngoài các hoạt động thăm viếng, học sinh các trường trên địa bàn xã tổ chức dọn vệ sinh, cải tạo khuôn viên, chăm sóc cây xanh tạo cảnh quan khu di tích lưu niệm nhà văn ngày càng xanh, sạch, đẹp và khang trang hơn. Nhà lưu niệm cũng thu hút nhiều đoàn học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo và hàng ngàn lượt khách đến tham quan, tưởng niệm học tập và tri ân nhà văn.

Hà Nam đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia - di tích lịch sử Mộ và Khu lưu niệm Nam Cao ảnh 3Học sinh quét mã QR để tìm hiểu thân thế, sự nghiệp nhà văn Nam Cao tại khu lưu niệm. Ảnh: Nguyễn Chinh - TTXVN

Ông Đinh Công Tấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân cho biết, mộ và khu lưu niệm Nam Cao được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia là niềm vinh dự, tự hào đối với nhân dân xã Hòa Hậu, nhân dân huyện Lý Nhân nói riêng và nhân dân tỉnh Hà Nam nói chung. Hiện nay, di tích mộ và khu lưu niệm Nam Cao, nhà Bá Kiến và nhiều hạng mục khác vẫn cần được quan tâm tu bổ, sửa chữa một số hạng mục. Để làm được điều này, bên cạnh sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương, rất cần sự chung tay góp sức của nhân dân trong xã cũng như bà con đang làm ăn sinh sống, công tác ở xa quê hương để tiếp tục tu bổ, xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích.

Nguyễn Chinh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Ngày 16/3, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt “Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang), UBND huyện Yên Thế long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Thế cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự.

Tôn vinh truyền thống hiếu học và khoa bảng xứ Đông

Tôn vinh truyền thống hiếu học và khoa bảng xứ Đông

Ngày 16/3, tại di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu Mao Điền, UBND huyện Cẩm Giàng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với VNPT Hải Dương tổ chức khai hội truyền thống Văn Miếu Mao Điền và công bố quyết định công nhận Văn Miếu Mao Điền là khu du lịch cấp tỉnh. Ban tổ chức ra mắt hệ thống cơ sở dữ liệu và bản đồ số di tích huyện Cẩm Giàng, khai mạc Ngày hội sách năm 2025 với sự tham dự của đông đảo nhân dân, du khách.

Lung linh nét đẹp hoa đào ở vùng biên Cao Mã Pờ (Quản Bạ, Hà Giang). Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Lung linh lễ hội hoa đào nơi biên cương Tổ quốc

Ngày 15/3, tại xã Cao Mã Pờ (huyện Quản Bạ, Hà Giang), huyện Quản Bạ phối hợp với Công ty Du lịch Hà Giang Trẻ đã diễn ra Lễ hội hoa Đào năm 2025 với chủ đề “Lung linh sắc đào - Xuân về biên cương”. Đây là dịp tôn vinh vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào Hà Giang; là cơ hội để quảng bá văn hóa, du lịch và đời sống của đồng bào các dân tộc nơi biên cương Tổ quốc.

Ấn tượng “Tết của người trồng cà phê”

Ấn tượng “Tết của người trồng cà phê”

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột được xem là “Tết của người trồng cà phê”, là dịp tôn vinh người trồng, chăm sóc, chế biến và xuất khẩu cà phê. Sự kiện kinh tế, văn hóa lớn này còn là ngày hội của 49 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh, là dịp để người dân buôn làng khoe những bộ trang phục truyền thống, ẩm thực của dân tộc mình.

Độc đáo Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Độc đáo Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội dân gian truyền thống độc đáo của An Giang nói chung và Châu Đốc nói riêng. Lễ hội chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, khát vọng của cộng đồng hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Khám phá không gian văn hóa vùng cao, lịch sử đồng bào Thái Tây Bắc ở Điện Biên

Khám phá không gian văn hóa vùng cao, lịch sử đồng bào Thái Tây Bắc ở Điện Biên

Tối 13/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Không gian văn hóa vùng cao; hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch tại Lễ hội Hoa Ban năm 2025 và Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII.

Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa Khmer cho thế hệ trẻ

Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa Khmer cho thế hệ trẻ

Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh) tiền thân là Đoàn văn công Khmer Ánh Bình Minh, được thành lập năm 1963 tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đoàn là một đơn vị nghệ thuật có tầm ảnh hưởng lớn với người dân, nhất là cộng đồng người Khmer Nam Bộ.

Kích cầu du lịch Phú Thọ qua lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Kích cầu du lịch Phú Thọ qua lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Hàng năm, mỗi dịp tháng 3 (Âm lịch), điểm Di tích lịch sử Đền Hùng thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan, hành hương về Đất Tổ và tham dự lễ hội lớn nhất cả nước tại Phú Thọ. Với đa dạng các hoạt động diễn ra, mùa lễ hội Giỗ Tổ là cơ hội quảng bá, thu hút đông đảo hơn du khách đến với Phú Thọ. Địa phương đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai các hoạt động thu hút du khách cũng như đảm bảo an toàn trong thời gian diễn ra lễ hội.

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Tối 12/3, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột diễn ra Lễ hội Ánh sáng với chủ đề "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê". Đây là hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.

Đặc sắc Hội voi Buôn Đôn

Đặc sắc Hội voi Buôn Đôn

Ngày 12/3/2025, tại xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk diễn ra Hội voi Buôn Đôn năm 2025. Đây là chuỗi hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Lễ hội phước biển của đồng bào Khmer hấp dẫn du khách

Lễ hội phước biển của đồng bào Khmer hấp dẫn du khách

Từ ngày 12-14/3, tại chùa Sê rây Cro Săng (Phường 2, thị xã Vĩnh Châu), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức lễ cúng phước biển năm 2025. Đây là lễ hội của đồng bào Khmer xứ biển Vĩnh Châu thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…

Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An: Khẳng định tiềm năng khác biệt, lợi thế nổi trội, độc đáo của di sản

Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An: Khẳng định tiềm năng khác biệt, lợi thế nổi trội, độc đáo của di sản

Tỉnh Ninh Bình luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của ngành Du lịch, Văn hóa, trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác bảo tồn, phát huy di sản Tràng An. Hội thảo Quốc tế “Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An và Phát triển thương hiệu của điểm đến Di sản thế giới” mới đây đánh giá Tràng An có hàm chứa những giá trị nổi bật về thiên nhiên, văn hóa và được coi là một trong những dự án đầu tiên ở Việt Nam triển khai định lượng giá trị kinh tế tổng thể của một di sản thế giới.

Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu

Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu

Tối 10/3, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” chính thức khai mạc tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; Đại sứ, Tổng Lãnh sự các nước; đại diện tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, doanh nghiệp cùng đông đảo du khách trong, ngoài nước và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắc đã tham dự.

Đặc sắc trò chơi pháo đất Ninh Giang

Đặc sắc trò chơi pháo đất Ninh Giang

Với người dân Ninh Giang, Hải Dương, đặc biệt là bà con làng Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An, hội thi pháo đất trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu tại mỗi kỳ lễ hội Xuân ở địa phương.

 Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Trong tín ngưỡng, văn hóa của đồng bào Mông, thổ cẩm truyền thống là hồn cốt dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Thổ cẩm gắn bó với mỗi cộng đồng trong suốt vòng đời, từ lúc sinh ra, lập gia đình và những lúc cuối đời. Với mong muốn gìn giữ, phát triển các sản phẩm thổ cẩm, nghệ nhân vẽ sáp ong Lý Thị Ninh (xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải) đã kết nối, mang thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông vươn ra thế giới và trở thành người "giữ hồn" thổ cẩm dân tộc.