Giữ nếp nhà Rông truyền thống

Nhà Rông truyền thống là một trong những di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum. Việc bảo tồn, phục dựng nhà Rông truyền thống sẽ tạo điều kiện cho các di sản, giá trị văn hóa gắn liền với nhà Rông được gìn giữ, phát huy, đặc biệt là những giá trị văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghề truyền thống, tín ngưỡng dân gian, cồng chiêng, múa xoang...

5-giu nep nha Rong truyen thong-du toan.jpg
Nhà Rông truyền thống là biểu tượng văn hóa của đồng bào dân tộc ở làng Kon Jơ Dri, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum. Ảnh: Dư Toán

Ông Phan Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, đến nay, tỉnh Kon Tum có 479 trên tổng số 503 làng đồng bào dân tộc thiểu số có nhà Rông, nhà sàn cộng đồng, trong đó có 221 nhà sử dụng nguyên liệu truyền thống để xây dựng như gỗ, tre, mái lợp tranh…

2-giu nep nha Rong truyen thong-du toan.jpg
Người dân làng Đăk Đe, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy làm lễ mừng nhà Rông mới. Ảnh: Dư Toán

Bà Đỗ Thị Thanh Thủy, Giám đốc Bảo tàng - Thư viện tỉnh Kon Tum chia sẻ, vừa qua, Bảo tàng - Thư viện tỉnh Kon Tum đã phối hợp với chính quyền địa phương vận động, phát huy tính cộng đồng của đồng bào trong việc phục dựng lại nhà Rông truyền thống. Đồng bào đã tích cực tham gia để nhà Rông truyền thống được hoàn thành.

1-giu nep nha Rong truyen thong-du toan.jpg
Người dân Làng du lịch cộng đồng Kon Jơ Dri ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum sửa lại nhà Rông truyền thống. Ảnh: Dư Toán

Việc khôi phục nhà Rông truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum tuy còn gặp khó khăn nhưng với quyết tâm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa quý giá này, Đảng, Nhà nước cùng đồng bào các dân tộc thiểu số đang đồng lòng, chung sức để nhà Rông truyền thống mãi trường tồn cùng thời gian.

Dư Toán

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm