Trận mưa lớn cục bộ kèm gió lốc từ tối 8/5 đến sáng 9/5 gây thiệt hại lớn về hoa màu của người dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.Theo báo cáo ban đầu từ các huyện, thành phố, tính đến 16 giờ ngày 9/5, toàn tỉnh có 75 ha cây nông nghiệp bị ảnh hưởng; trong đó, có 8,8 ha lúa, 1,6 ha hoa màu, 15,5 ha ngô, 15 ha cây ăn quả... Một số tuyến đường huyện bị sạt lở taluy dương với trên 1.000m3; ba ngôi nhà bị ảnh hưởng (hai căn nhà ngập nước dưới 1m, một căn nhà bị sạt lở khu vực sân)…
Đêm 21 đến rạng sáng 22/4, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tiếp tục có mưa trên diện rộng kèm gió lốc, gây thiệt hại về nhà ở và hoa màu của người dân. Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương trong tỉnh Bắc Kạn, cập nhật tình hình thiệt hại đến 16 giờ ngày 22/4, có 61 căn nhà bị tốc mái, trong đó huyện Chợ Đồn có 48 căn, huyện Ba Bể 12 căn...
Đêm 17 và ngày 18/4, ảnh hưởng của mây đối lưu phát triển đã gây mưa rào, dông rải rác cục bộ, có nơi mưa to kèm theo gió lốc gây thiệt hại lớn về tài sản và hoa màu của nhân dân tỉnh Hà Giang.
Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.
Sáng 29/3, tại xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La xuất hiện mưa to, sét, gió lốc, kèm theo mưa đá gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản, gia súc, hoa màu của nhân dân.
Ngày 27/3, do ảnh hưởng của hội tụ gió, địa bàn huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng) đã xảy ra mưa to, gió lốc nhiều giờ liên tục, làm tốc mái nhiều nhà ở của nhân dân.
Khoảng 13 giờ 30 phút, ngày 22/3, trên địa bàn huyện Sông Mã, Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã xảy ra trận mưa đá kèm gió lốc, gây thiệt hại về nhà ở, tài sản khác của nhân dân và một số điểm trường.
Chiều 1/11, Ban Chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Phòng thủ dân sự tỉnh An Giang cho biết đã thống kê xong thiệt hại do ảnh hưởng mưa, dông, gió lốc xảy ra tối 31/10 trên địa bàn các huyện Phú Tân, An Phú và thị xã Tân Châu.
Sáng 9/9, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, tỉnh Long An cho biết, vào lúc 16 giờ chiều 8/9, trên địa bàn huyện có mưa rất to kèm theo gió lốc gây tốc mái 137 căn nhà dân, 1 trường học và gây ngập úng cục bộ một số khu vực trên địa bàn các xã Hòa Phú, Vĩnh Công, Bình Quới, Phú Ngãi Trị.
Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Kon Tum, do ảnh hưởng của đợt mưa dông, gió lốc đầu mùa mưa và nhiều trận mưa lớn đầu mùa vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã có một số thiệt hại. Công tác khắc phục hậu quả đã và đang được các địa phương triển khai; đồng thời có những giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại trong giai đoạn cao điểm mùa mưa sắp tới.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén kết hợp với hội tụ gió, rạng sáng 23/5, các địa phương trong tỉnh Cao Bằng có mưa rào và dông ở nhiều nơi, có nơi mưa rất to gây tốc mái nhiều ngôi nhà, gãy đổ hoa màu, cây lâm nghiệp.
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Điện Biên, trận mưa lớn, gió lốc xảy ra vào chiều tối 2/5 trên địa bàn một số địa phương trong tỉnh đã gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước và người dân trên địa bàn.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp, nên từ rạng sáng 29/4, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có mưa, mưa vừa có nơi mưa to và dông. Mưa to kèm theo lốc xoáy đã gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản, hoa màu của người dân trên địa bàn các huyện Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên và thành phố Yên Bái. Ước thiệt hại do mưa to và lốc xoáy trên toàn tỉnh khoảng 11 tỷ đồng.
Thông tin từ UBND huyện Quế Phong, Nghệ An, cho biết chiều tối 21/3 tại một số địa phương trên địa bàn huyện có xuất hiện mưa đá, gió lốc. Trận mưa đá, gió lốc kéo dài khoảng 45 phút, gây hại nặng nhất tại các xã Mường Nọc, Châu Kim, Tiền Phong và thị trấn Kim Sơn. Hiện chưa có thống kê chính xác mức độ thiệt hại, nhưng bước đầu cho thấy, tại những địa phương này có một số nhà dân, trường học bị tốc mái, cây cối ngã đổ.
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, đêm 23/5 rạng sáng 24/5, địa bàn huyện có mưa to, gió lốc cục bộ, gây nhiều thiệt hại.
Ngày 18/5, ông Nguyễn Văn Rĩnh, Chủ tịch UBND xã Đắk D’rô, huyện Krông Nô (Đắk Nông) cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra trận mưa lớn kèm theo gió lốc gây thiệt hại lớn về cây trồng, tài sản của người dân.
Khoảng từ 18 giờ 30 phút đến 19 giờ 30 phút ngày 10/3, trên địa bàn huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La), xảy ra mưa kèm theo gió lốc và mưa đá, gây ra một số thiệt hại về nhà ở và sản xuất nông nghiệp của người dân.
Theo ghi nhận của phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam ( TTXVN), trận mưa đá và gió lốc cùng lũ đầu nguồn đổ về đã tàn phá tan hoang xã Mù Sang, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Hai người thiệt mạng là Hảng Thị Mái (sinh năm 1978 ở bản Sin Chải) và Phàn Thị Vy (sinh năm 2012, ở bản Lùng Than), một người mất tích là Ma A Sinh (sinh 2017 ở bản Sin Chải), hai người bị thương ở bản Lảng Than là Giàng Thị Dấu (sinh năm 1992) và Giàng Thị Ly (sinh năm 1990).
Trận mưa đá kèm theo gió lốc xảy ra chiều tối 22/4 ở hầu hết các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh biên giới Lai Châu đã gây thiệt hại lớn, ước tính thiệt hại sơ bộ hơn 15 tỉ đồng.
Do ảnh hưởng của khối không khí lạnh kết hợp với các hình thái thời tiết giao mùa, ngày 22/4, một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã xuất hiện mưa đá kèm theo gió lốc và mưa lớn, gây nhiều thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Chủ tịch UBND huyện Tân Uyên (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/2, do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với hoạt động của hội tụ gió trên cao, địa bàn huyện đã xảy ra mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá làm 1 người bị thương, sập nhiều nhà dân và công trình công cộng. Chính quyền huyện và các lực lượng chức năng đang tập trung hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại.
Khoảng từ 15 giờ 30 đến 16 giờ ngày 19/3, tại thị xã Mường Lay (Điện Biên) và các địa phương giáp ranh của huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) xuất hiện giông lốc kèm theo mưa đá trên diện rộng khiến một số công trình của các cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn bị hư hỏng.
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, từ đêm 1/5 đến rạng sáng 2/5/2016, do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió trên cao, tại thành phố Lào Cai và huyện Bát Xát xảy ra gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10, gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, cây trồng các loại của người dân địa phương.