Đặc sắc đám cưới của đồng bào Giẻ Triêng

Đặc sắc đám cưới của đồng bào Giẻ Triêng

Với mục địch lan tỏa và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Giẻ Triêng đến từ tỉnh Kon Tum đã tổ chức tái hiện phong tục cưới đặc sắc của dân tộc mình.

Thôn A Liêng - Điểm sáng trong giảm nghèo bền vững dưới chân dãy Trường Sơn

Thôn A Liêng - Điểm sáng trong giảm nghèo bền vững dưới chân dãy Trường Sơn

Nằm dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ, thôn A Liêng xã Tà Bhing, huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam rộng hơn 4.474 ha, với 249 hộ, gần 1.000 nhân khẩu, là nơi đồng bào các dân tộc Cơ Tu, Ve, Giẻ triêng, Khơ mú, Kinh đoàn kết chung sống và trở thành điểm sáng trong giảm nghèo bền vững ở địa phương này.

Củi hứa hôn, củi tình yêu của phụ nữ Gié Triêng

Củi hứa hôn, củi tình yêu của phụ nữ Gié Triêng

“Củi hứa hôn là phong tục truyền thống của người phụ nữ dân tộc Giẻ Triêng trước khi về nhà chồng. Người con gái đảm đang, khéo tay sẽ chọn lựa nhiều củi đẹp, đều. Củi càng nhiều, đẹp, thì vợ chồng sống với nhau hòa thuận”, già A Nghe (86 tuổi) ở làng Dục Nhầy 2, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) kể về cái hay của phong tục củi hứa hôn của người con gái Giẻ Triêng trước khi về nhà chồng.
Già làng A Lăng Nhứch - Đôi chân không mỏi nơi phên dậu quốc gia

Già làng A Lăng Nhứch - Đôi chân không mỏi nơi phên dậu quốc gia

Với 64 tuổi đời, 32 tuổi đảng, cũng là bấy nhiêu năm già làng A Lăng Nhứch, dân tộc Giẻ Triêng, ở xã Chơ Chun, huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam gắn bó với từng ngọn núi, con sông, từng cành cây, viên đá, từng cột mốc, đường biên đánh dấu chủ quyền biên giới quốc gia.
Đậm đà hương vị món ăn truyền thống của đồng bào Tây Nguyên

Đậm đà hương vị món ăn truyền thống của đồng bào Tây Nguyên

Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, mỗi khi buôn làng có lễ hội, đặc biệt là vào dịp Tết, ngoài rượu Cần, món ăn không thể thiếu đó là thịt khô.Thịt khô là món ăn quen thuộc của người dân Tây Nguyên. Đồng bào thường sử dụng cách này để giữ được thức ăn trong mùa mưa, lạnh.
Lễ hội Cha Kchiah của người Giẻ Triêng

Lễ hội Cha Kchiah của người Giẻ Triêng

Đồng bào Giẻ Triêng ở xã Đắc Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum có một lễ hội rất độc đảo. Đó là lễ hội Cha Kchiah (hay còn gọi là lễ hội ăn than). Tiếng dân tộc Giẻ Triêng, từ Cha là ăn, còn Kchiah là than vừa là tên gọi một loài cây mà người Giẻ Triêng dùng để đốt lấy than phục vụ cho lò rèn truyền thống.
Trong những ngày Tết Cha Kchah, khách mời và bà con trong làng có chung niềm vui.

Người Giẻ - Triêng ăn Tết Cha Kchah

Trên địa bàn tỉnh, người Giẻ - Triêng sinh sống chủ yếu ở huyện Ngọc Hồi và huyện Đăk Glei (Kon Tum). Giống như Tết Nguyên đán của người Kinh, người Giẻ - Triêng cũng có tết cổ truyền của dân tộc mình – đó là Tết Cha Kchah.