Giao lưu và ra mắt sách “Bóng làng” của nhà văn Trần Quốc Quân

Giao lưu và ra mắt sách “Bóng làng” của nhà văn Trần Quốc Quân
Bóng làng của là chuỗi câu chuyện xoay quanh đời sống, sinh hoạt của một cộng đồng làng người Việt tại Ba Lan. Các nhân vật, đều là “người làng”, được cố kết bởi mối liên hệ họ hàng, thân thích ở những mức độ khác nhau. Từ làng mà ra đi, vì làng mà sinh nghiệp, họ mang theo cả những nét tính cách “làng xã” thâm căn cố đế đến cát cứ ở một vùng trời “văn minh”.
Tác giả Trần Quốc Quân (ngồi giữa) tại buổi giao lưu và ra mắt sách
 Tác giả Trần Quốc Quân (ngồi giữa) tại buổi giao lưu và ra mắt sách

Tập truyện liên hoàn là chuỗi tiếng cười chế giễu, với những cái tên đầy ngụ ý và quái lạ: nhân vật Thích Nhất Danh - vật lộn theo đuổi đến mê muội chức danh chủ tịch ba hội đoàn người Việt ở xứ người. Vây quanhThích Nhất Danh là Đắc Lắc Chảo, Hưởng Hoang Tưởng, Kiệt Đại Nhân, Lộc Nô Bộc… những nhân vật ra đi từ một cái làng tên Lành mà rồi lại tụ thành một cộng đồng phiên bản của nó nơi đất mới. Mỗi kẻ một cuộc mưu sinh với thời thế châu Âu, khôn lanh, táo bạo lẫn khờ khạo, chẳng lẫn vào đâu những nét toan tính của người Việt. Chừng ấy nhân vật như những đại diện cho xã hội Việt Nam, đi xa mà về gần.
Tác giả Trần Quốc Quân tại buổi giao lưu và ra mắt sách
  Tác giả Trần Quốc Quân tại buổi giao lưu và ra mắt sách

Bìa cuốn tiểu thuyết “Bóng làng” của nhà văn Trần Quốc Quân

Bìa cuốn tiểu thuyết “Bóng làng” của nhà văn Trần Quốc Quân


Nhà văn Trần Quốc Quân cho biết, đây là tiểu thuyết thứ 2 của ông sau tiểu thuyết Tuyết hoang. Cả hai tác phẩm đều xoay quanh đề tài cuộc sống mưu sinh của người Việt ở các nước Đông Âu. Tuy nhiên, lần này Bóng làng sẽ là những câu chuyện của kiều bào Việt tại Warszawa của Ba Lan, với những câu chuyện điển hình về cuộc sống của họ nơi đây.
Bóng làng là tiểu thuyết thứ 2 sau tiểu thuyết Tuyết hoang của nhà văn Trần Quốc Quân
Bóng làng  là tiểu thuyết thứ 2 sau tiểu thuyết Tuyết hoang của nhà văn Trần Quốc Quân

Theo nhà tác giả, tác phẩm Bóng làng có độ dầy khoảng 85 ngàn từ, chia thành 9 truyện vừa độc lập vừa liên hoàn với nhau. Bóng làng là cái “bóng” làng quê Bắc Bộ được tái hiện qua những con người có thân tộc láng giềng, sang Ba Lan định cư và sinh sống. Bắt đầu là từ Thích, nhân vật trung tâm, người khởi xướng và kết nối cả cái cộng đồng nhỏ ra đi từ cái làng "Lành" ở vùng quê Bắc Bộ. Những người em người bạn mà Thích tìm cách kéo sang Ba Lan để hợp thành một cộng đồng làng Việt. Những biệt danh gắn theo tên người đủ nói lên thân phận bi hài của mỗi người, phản chiếu bóng dáng làng quê Việt ở một khung cảnh trời Âu.

Tại buổi giao lưu, Tiến sĩ Văn học Hà Thanh Vân chia sẻ: “Truyện đã phản ánh những tiêu cực, những thân phận con người mang đầy tiếng cười nhưng trào lộng, bi hài và cay đắng”.

Tiến sĩ Văn học Hà Thanh Vân chia sẻ cảm nghĩ về tác phẩm “Bóng làng” của nhà văn Trần Quốc Quân
Tiến sĩ Văn học Hà Thanh Vân chia sẻ cảm nghĩ về tác phẩm “Bóng làng”  của nhà văn Trần Quốc Quân 

Đây là một tập truyện lấy cảm hứng từ sự trải nghiệm của chính tác giả, nhưng được viết bằng bút pháp hư cấu phóng đại. Vì vậy, những nét giống đâu đó hoàn toàn là ngẫu nhiên. Và qua tập truyện, độc giả có thể hiểu được căn tính chính mình để tìm lời giải đáp cho chỗ đứng của mình trong thế giới này.

Tác giả Trần Quốc Quân (sinh năm 1958) là Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Ba Lan. Năm 1988, tác giả sang Ba Lan làm nghiên cứu sinh. Sau đó, tiếp tục sống và làm việc tại Ba Lan cho đến nay. Hiện tác giả đang là doanh nhân có cơ sở kinh doanh tại Warsaw.

Sang Ba Lan đúng vào thời kỳ chuyển đổi, sau đấy tiếp tục mưu sinh tại đó, tác giả có rất nhiều dịp cọ xát với thực tế, có hiểu biết về tình hình người Việt tại nơi này. Là người giàu trải nghiệm, lại tham gia ít nhiều vào công tác báo chí của cộng đồng Việt Nam tại Ba Lan, là cây bút không thường xuyên của BBC, Vnexpress, tác giả có khả năng chia sẻ thấu đáo về mọi mặt đời sống của cộng đồng Việt Nam tại đây.

Có thể bạn quan tâm