Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách so với vùng đồng bằng, thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở địa bàn khó khăn. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú là một trong những biểu hiện của sự quan tâm này.
Năm học 2022-2023 là năm tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa mới ở các khối lớp 3, lớp 7, lớp 10. Để đảm bảo chương trình thực hiện theo đúng lộ trình, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu đã chủ động xây dựng nhiều giải pháp, phương án, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao. Thông tin này được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu Đinh Trung Tuấn đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu tổ chức chiều 17/8.
Cách đây chưa lâu, tỉnh Lào Cai đã ban hành một số chính sách hỗ trợ công tác giáo dục vùng cao, góp phần cùng chính quyền địa phương vận động các gia đình đưa con em đồng bào dân tộc đến trường, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần trong năm học 2021 - 2022…
Chặng đường gieo con chữ ở vùng cao gặp nhiều khó khăn vất vả, gian nan nhưng tình yêu nghề và mong muốn một tương lai tươi sáng hơn cho các em nhỏ vùng cao đã thôi thú các cô giáo ở vùng cao Hà Giang vượt lên tất cả.
Mô hình Trường phổ thông dân tộc bán trú, Trung học cơ sở được triển khai tại các huyện của tỉnh Cao Bằng từ năm 2012. Với mô hình này, học sinh ở các trường bán trú được chăm lo một cách toàn diện nhất. Tỷ lệ học sinh chuyên cần đến lớp và chất lượng giáo dục vùng cao được nâng lên rõ rệt. Những ngôi trường bán trú đã trở thành điểm tựa vững chắc cho học sinh vùng khó khăn của tỉnh.