Giảm nghèo ở vùng “lõi” biên giới Mường Tè

Nhiều giống cây mới như mắc ca, quế, sa nhân... được đồng bào các dân tộc ở huyện Mường Tè (Lai Châu) thay thế các cây trồng truyền thống. Ảnh: Đinh Thùy
Nhiều giống cây mới như mắc ca, quế, sa nhân... được đồng bào các dân tộc ở huyện Mường Tè (Lai Châu) thay thế các cây trồng truyền thống. Ảnh: Đinh Thùy

Huyện Mường Tè (Lai Châu) có 13 dân tộc sinh sống, trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, từ lâu được biết đến là vùng “lõi” nghèo ở khu vực Tây Bắc. Những năm qua, từ các chương trình, dự án hỗ trợ của Đảng và Nhà nước như Chương trình 30a, Chương trình 135, bộ mặt nông thôn vùng cao biên giới Mường Tè đã có nhiều khởi sắc.

Giảm nghèo ở vùng “lõi” biên giới Mường Tè ảnh 1Đồng bào dân tộc ở huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu) từng bước chuyển đổi hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa tập trung. Ảnh: Đinh Thùy

Ông Kiều Hải Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mường Tè cho biết: Huyện đã tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn nhằm tạo sự đồng thuận trong quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo; khuyến khích, động viên hộ nghèo tự nguyện đăng ký cam kết vươn lên thoát nghèo; tận dụng tối đa nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương để ưu tiên phát triển các mô hình kinh tế mới, tập trung đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đường giao thông, trường học, trạm y tế… Nhờ vậy, giai đoạn 2016 - 2021, Mường Tè giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 54,63% xuống còn 24,09% (theo tiêu chí cũ); thu nhập bình quân năm 2021 đạt 24,5 triệu đồng/người/năm.

Giảm nghèo ở vùng “lõi” biên giới Mường Tè ảnh 2Nhờ có nguồn lực đầu tư của Nhà nước mà đường giao thông ở các thôn bản của huyện Mường Tè (Lai Châu) đã được bê tông hóa, nhựa hóa. Ảnh: Đinh Thùy
Giảm nghèo ở vùng “lõi” biên giới Mường Tè ảnh 3Nhiều giống cây mới như mắc ca, quế, sa nhân... được đồng bào các dân tộc ở huyện Mường Tè (Lai Châu) thay thế các cây trồng truyền thống. Ảnh: Đinh Thùy

Thời gian tới, huyện Mường Tè tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đồng bào nâng cao ý thức tự vươn lên, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau; sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, đặc biệt là việc hỗ trợ các cây, con giống; phối hợp với các sở ngành của tỉnh để chuyển đổi một số loại cây kém hiệu quả sang trồng cây có hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế cao...

Việt Hoàng – Đinh Thùy

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm