Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), vào 4 giờ 49 phút 54 giây, ngày 3/3, trận động đất có độ lớn 4.4, độ sâu chấn tiêu khoảng 16 km, đã xảy ra tại tọa độ 22.534 Vĩ Bắc - 102.672 Kinh Đông, thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, không gây rủi ro thiên tai.
Sáng 10/6, tại xã Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè (Lai Châu) xảy ra vụ tai nạn thương tâm khi 3 người dân tộc La Hủ đi qua đập tràn suối Nậm Xí Lùng, làm 1 người bị trượt chân và bị nước lũ cuốn trôi mất tích.
Thông tin từ Công an tỉnh Lai Châu cho biết, lực lượng chức năng Công an huyện Mường Tè vừa phát hiện, triệt phá một điểm trồng trái phép cây thuốc phiện với diện tích lớn nằm sâu trong rừng thuộc khu vực bản A Mé, xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, Lai Châu.
Đồng bào dân tộc Cống (xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) đã trình diễn trích đoạn Tết Ngô độc đáo trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I tại tỉnh Lai Châu và Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2023.
Thông tin từ Công an tỉnh Lai Châu cho biết, lúc 9 giờ ngày 16/5, trên địa bàn xã Bum Tở, huyện Mường Tè (Lai Châu) xảy ra vụ trọng án khiến chị Vàng P.M (sinh năm 1994) tử vong; chị Vàng L.N (sinh năm 1998, em gái chị M) bị thương nặng, được đưa đi cấp cứu.
Ngày 7/4, Hội Tài chính kế toán của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc (EVNNPC) phối hợp với Công ty Điện lực Lai Châu (PC Lai Châu) tổ chức chương trình thiện nguyện “Tủ sách yêu thương” tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Bum Tở, xã Bum Tở, huyện Mường Tè.
Trước sự phát triển của xã hội hiện nay, nhiều luồng văn hóa ngoại lai đã du nhập đến các làng, bản người Hà Nhì. Điều này khiến bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của mỗi một cộng đồng có nguy cơ mai một. Chính vì vậy, việc thành lập Câu Lạc bộ dân ca, dân vũ của dân tộc Hà Nhì của xã Ka Lăng, huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu) không chỉ góp phần làm giàu cho kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam mà còn gìn giữ, bảo tồn nét đẹp văn hóa của cộng đồng dân tộc Hà Nhì, giúp mọi người hiểu về giá trị nhân văn, những giá trị tốt đẹp của mỗi dân tộc.
Dân tộc Si La là một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam đang sinh sống tại huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu). Tết cổ truyền của đồng bào Si La kéo dài 3 ngày, bắt đầu vào ngày con trâu vào thời điểm kết thúc mùa thu hoạch. Chính vì vậy, tuỳ thuộc từng nơi mùa vụ thu hoạch sớm hay muộn để tổ chức tết, không nhất thiết phải trùng nhau.
Sáng 16/9, tại bản Mé Gióng thuộc xã biên giới Ka Lăng, huyện Mường Tè, Đoàn Cơ sở Công ty Điện lực Lai Châu phối hợp với địa phương đã khánh thành và bàn giao, gắn biển công trình “Thắp sáng làng quê”.
Huyện Mường Tè (Lai Châu) có 13 dân tộc sinh sống, trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, từ lâu được biết đến là vùng “lõi” nghèo ở khu vực Tây Bắc. Những năm qua, từ các chương trình, dự án hỗ trợ của Đảng và Nhà nước như Chương trình 30a, Chương trình 135, bộ mặt nông thôn vùng cao biên giới Mường Tè đã có nhiều khởi sắc.
Công an huyện Nậm Nhùn chủ trì phối hợp với Công an huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu vừa phá thành công chuyên án trinh sát mang bí số 0522M, bắt 4 đối tượng về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, thu giữ 11,5 bánh heroin.
Chiều 6/5, thông tin từ Công an huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cho biết, đơn vị vừa phá thành công Chuyên án trinh sát mang bí số 522-K, bắt hai đối tượng Giàng A Khai ( sinh năm 1996) và Giàng A Thái (sinh năm 2000), cùng ở bản Cao Chải, xã Tà Tổng, huyện Mường Tè (Lai Châu) về hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.
Nhờ sự giúp đỡ của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu, nhiều ngôi nhà khang trang đã được xây dựng và đưa vào sử dụng, giúp các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới tỉnh Lai Châu an cư, lạc nghiệp, ổn định cuộc sống.
Ngày 29/7, Công an tỉnh Lai Châu cho biết vừa bắt quả tang hai đối tượng mua bán trái phép chất ma túy. Tại hiện trường, lực lượng Công an thu giữ 3 bánh heroin và 2 xe máy.
Ngày 7/7, thông tin từ UBND xã Pa Ủ, huyện Mường Tè (Lai Châu) cho biết, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể một nạn nhân trong vụ tai nạn thương tâm khiến 2 công nhân thủy điện Nậm Củm 5 mất tích ngày 5/7.
Ngày 6/7, thông tin từ UBND xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, khoảng 17 giờ ngày 5/7, trên địa bàn xã xảy ra vụ tai nạn thương tâm khi 1 nữ công nhân đi tắm suối bị trượt chân đuối nước, nam công nhân có mặt gần đó nhảy xuống cứu thì bị nước lũ suối chảy xiết cuốn trôi cả hai.
Hòa chung không khí phấn khởi của cử tri cả nước đi bầu cử, ngày 23/5, hơn 274.200 cử tri đồng bào các dân tộc, tại 867 tổ bầu cử của tỉnh Lai Châu rộn ràng đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Nhiều năm qua, mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng” trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập, chia sẻ gánh nặng về kinh tế với các hộ gia đình nghèo ở vùng biên giới, đồng thời tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ, chiến sĩ biên phòng với đồng bào các dân tộc. Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) thực hiện chùm 3 bài viết với chủ đề “Tiếp bước em đến trường nơi vùng cao biên giới".
Nhiều năm qua, mô hình “Con nuôi Đồn Biên phòng” trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập, chia sẻ gánh nặng về kinh tế với các hộ gia đình nghèo ở vùng biên giới, đồng thời tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ, chiến sĩ biên phòng với đồng bào các dân tộc. Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) thực hiện chùm 3 bài viết với chủ đề “Tiếp bước em đến trường nơi vùng cao biên giới" đăng phát vào 2/12.
Một ngày trung tuần tháng 11, những thành viên thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ và Bộ đội Biên phòng thành phố Hải Phòng bắt đầu cuộc hành trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" tại hai xã Pa Ủ và Pa Vệ Sử thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Với đường bằng phẳng, để vượt hơn 1.500 km (đi và về) là chuyện quá đỗi bình thường, nhưng đến với gập ghềnh, hiểm trở Pa Ủ, Pa Vệ Sử, ngoài sức khỏe điều cần hơn cả là sự đồng cảm, sẻ chia và một tình yêu đủ lớn dành cho con người, mảnh đất nơi biên cương của Tổ quốc.
Sau hơn 5 tháng triển khai thực hiện, Đề án “Hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn về nhà ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu” đã giúp hàng trăm hộ gia đình nghèo nơi đây được sống trong ngôi nhà mới, góp phần ổn định cuộc sống, tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Hòa chung không khí phấn khởi của học sinh cả nước bước vào năm học mới, ngày 5/9, hàng nghìn học sinh huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu) đã tưng bừng đến trường dự lễ khai giảng năm học mới 2020-2021.
Với chủ trương thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư, xây dựng hệ thống điện - đường - trường - trạm, cũng như triển khai, thực hiện các chương trình và đề án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Phóng viên TTXVN giới thiệu bài cuối trong loạt 4 bài viết với chủ đề "Đòn bẩy giúp đồng bào vùng biên thoát nghèo" để ghi nhận những kết quả trong công tác giảm nghèo.
Bí thư Đảng ủy xã Mường Tè, huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) Nguyễn Khánh Yên cho biết, vào khoảng 13 giờ ngày 16/6 tại địa bàn đã xảy ra một trận động đất mạnh làm nhiều nhà dân và một số công trình công cộng bị rạn nứt, hư hỏng. Tại một điểm trường mầm non trần thạch cao đã bị sập, gây hoảng loạn cho cô giáo và các cháu. Tại đây có bốn trẻ bị thương nhẹ và đang được chăm sóc tại cơ sở y tế.
Ngày 18/5, Chủ tịch UBND xã Thu Lũm (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) Phùng Lòng Cà cho biết: Tối 17/5, tại bản Thu Lũm, xã Thu Lũm đã xảy ra vụ hỏa hoạn lớn, thiêu rụi 3 căn nhà và nhiều tài sản của người dân.
Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng có mặt nơi biên cương xa xôi, lập đồn, dựng trạm, bám đất, bám dân, thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với đồng bào các dân tộc biên giới. Và hình ảnh của họ - những người lính quân hàm xanh, đang ngày càng trở nên thân thiết với bà con đồng bào dân tộc thiểu số nơi bản làng biên giới.
Tối 29/12, Lễ hội Ném còn giữa các huyện biên giới của ba nước Việt - Lào - Trung lần thứ VI với chủ đề “Sắc màu hữu nghị” đã khai mạc tại huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu). Tham gia lễ hội có 5 đoàn với gần 1.000 đại biểu, diễn viên, vận động viên đến từ các địa phương là: Huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu), thành phố Điện Biên, huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) - Việt Nam; huyện Nhọt U, tỉnh Phông Sa Lỳ - Lào; huyện Giang Thành, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.
Duyên nợ đến với vùng Tây Bắc, nhiều thầy cô giáo tận mắt chứng kiến cảnh học sinh người dân tộc thiểu số thiếu thốn, vất vả. Thương cảm các em, họ đã ở lại và gắn bó với nghề để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nơi đây. Về địa bàn vùng cao, biên giới, nghe những câu chuyện kể của người đi gieo chữ, học chữ, mới thấy được sự hy sinh thầm lặng của lớp lớp thầy cô đã ươm mầm cho các thế hệ học sinh ấm tình yêu thương. Ghi nhận những đóng góp của các thầy cô giáo ấy, phóng viên TTXVN thực hiện 4 bài viết với chủ đề: Chuyện người đi gieo chữ ở vùng cao Tây Bắc.