Ngày 2/8, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã diễn ra Hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia làm việc với các tỉnh vùng Tây Nguyên về tình hình triển khai các Chương trình mục tiêu Quốc gia 7 tháng đầu năm 2024 và Nghị quyết 111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 của Quốc hội khóa XV tại vùng Tây Nguyên. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia chủ trì Hội nghị.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, từ đầu năm đến đầu tháng 12/2023, Trà Vinh đã giải ngân hơn 15,4 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện các dự án, tiểu dự án cải thiện đời sống cho người nghèo trong tỉnh.
Với tinh thần quyết tâm cao trong triển khai các giải pháp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đến hết tháng 10/2023, toàn tỉnh Ninh Thuận đã giải ngân vốn đầu tư phát triển đạt 73% kế hoạch (thuộc top đầu cả nước, bình quân cả nước đạt 55%) và vốn sự nghiệp đạt 36%. Đặc biệt, các cơ chế chính sách về thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đã cơ bản hoàn thiện, bảo đảm cơ sở pháp lý để đẩy nhanh tốc độ triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Sáng 7/11, UBND tỉnh Hậu Giang họp rà soát tình hình giải ngân kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Tiến độ giải ngân vốn ngân sách Trung ương cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm, nhất là vốn sự nghiệp. Khả năng hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn này đến năm 2025 là rất khó khăn. Do đó, Chính phủ, các địa phương cần nỗ lực tháo gỡ nút thắt này, đẩy mạnh giải ngân vốn, thực hiện hiệu quả mục tiêu đề ra.
Để giúp các hộ nghèo trên địa bàn, đặc biệt hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ổn định về nơi ở, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục, giải ngân vốn kịp thời đến đối tượng thụ hưởng giúp đồng bào sớm an cư, tập trung lao động sản xuất.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, giải ngân nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia còn thấp. Theo Bộ này, giai đoạn 2021-2025, Trung ương giao tổng vốn đầu tư phát triển hơn 39 nghìn tỷ đồng cho 19 địa phương thuộc vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền trung và vùng Tây Nguyên để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chiếm 39,2% nguồn lực đầu tư phát triển của ngân sách Trung ương để thực hiện 3 chương trình trên toàn quốc.
Ngày 28/10, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính làm Trưởng đoàn, đã làm việc với UBND tỉnh Bạc Liêu về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025.