Giá trị di sản của Công viên địa chất Đắk Nông

Miệng hang động núi lửa C7 ở Công viên Địa chất Đắk Nông. Ảnh: Mai Hưng Thịnh
Miệng hang động núi lửa C7 ở Công viên Địa chất Đắk Nông. Ảnh: Mai Hưng Thịnh

Với diện tích trên 4.700 km2, chiếm hơn 2/5 diện tích tự nhiên của tỉnh Đắk Nông, Công viên Địa chất Đắk Nông nằm trên cao nguyên M’Nông nên thơ, hùng vĩ, có ranh giới trải dài năm huyện và một thị xã, gồm huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G’Long và thị xã Gia Nghĩa.

Giá trị di sản của Công viên địa chất Đắk Nông ảnh 1Miệng hang động núi lửa C7 ở Công viên Địa chất Đắk Nông. Ảnh: Mai Hưng Thịnh

Công viên Địa chất Đắk Nông có hệ thống hang động nằm trong các núi đá bazan, phân bố ở khu vực D’ray Sáp - Chư R’Luh; các di sản kiểu cổ sinh như hóa thạch hoa cúc, khuôn cây trong đá bazan; các miệng núi lửa độc đáo và đặc trưng như Nâm Blang, Nâm Kar…; các thác nước đẹp, hùng vĩ như thác Gia Long, D’ray Sáp…; hệ thống động, thực vật phong phú với nhiều giống, loài quý hiếm, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới; là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Di tích cấp quốc gia đặc biệt Đường mòn Hồ Chí Minh…

Giá trị di sản của Công viên địa chất Đắk Nông ảnh 2Núi lửa Nâm Gle ở xã Thuận An, huyện Đắk Mil (Đắk Nông). Ảnh: Mai Hưng Thịnh
Giá trị di sản của Công viên địa chất Đắk Nông ảnh 3Lễ hội Iun Jông hay còn gọi là lễ gắn kết tình thân của người Mạ, một dân tộc bản địa sinh sống lâu đời trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Mai Hưng Thịnh

Việc xây dựng thành công danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đã góp phần gìn giữ và phát huy giá trị di sản Công viên Địa chất Đắk Nông.

Mai Hưng Thịnh

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm