Ninh Bình giảm thiệt hại trước thời tiết bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp

Ninh Bình giảm thiệt hại trước thời tiết bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp

Đợt giá rét có nhiệt độ thấp nhất trong mùa Đông năm nay làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi của tỉnh Ninh Bình. Nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại với các đợt rét đậm, rét hại đối với sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật cho người dân để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống.

Đỉnh núi Yên Tử và Cao Ly (Quảng Ninh) xuất hiện băng giá

Đỉnh núi Yên Tử và Cao Ly (Quảng Ninh) xuất hiện băng giá

Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Ban quản lý Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) cho hay: Từ đêm 22/1, rạng sáng 23/1, không khí lạnh tràn về kèm theo mưa nhỏ nên khu vực đỉnh núi Yên Tử đã xuất hiện băng giá.

Ông Nguyễn Văn Giới, thôn 11, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), đốt lửa sưởi ấm cho gia súc. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

Người dân vùng lòng chảo Điện Biên phòng chống rét cho gia súc

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, trên địa bàn tỉnh Điện Biên nhiệt độ xuống thấp. Để hạn chế những thiệt hại trong chăn nuôi, người dân đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống đói rét cho gia súc nhằm giảm thiểu thiệt hại do giá rét gây ra.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc khí từ việc đốt than, củi để sưởi ấm

Cảnh báo tình trạng ngộ độc khí từ việc đốt than, củi để sưởi ấm

Rét đậm kéo dài suốt những ngày qua tại tỉnh Quảng Bình đã ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân. Đặc biệt, ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, nền nhiệt chỉ khoảng 5-7 độ C, ban đêm còn thấp hơn nên người dân cảm giác rét buốt rõ rệt. Để chống chọi với giá rét, nhiều người đã sử dụng các biện pháp sưởi ấm, trong đó có việc đốt than, củi. Tuy nhiên, cách sưởi ấm này không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm, thậm chí đã có trường hợp tử vong, nguy kịch do ngộ độc khí.
Bình xăng xe tải bị đóng băng. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN

Tăng cường giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trong điều kiện có giá rét, băng tuyết

Trong những ngày gần đây, tại các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ đã xảy ra đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng. Đặc biệt, tại các khu vực núi cao một số địa phương miền núi phía Bắc, như Mẫu Sơn (Lạng Sơn); Sa Pa (Lào Cai), đèo Ô Quý Hồ (Lai Châu), Mèo Vạc (Hà Giang) xuất hiện băng tuyết bao phủ trên một số tuyến đường, gây trơn trượt, có nguy cơ cao dẫn tới tai nạn giao thông.
Bữa ăn trưa đảm bảo sức khỏe cho học sinh tiểu học Sa Pa (Lào Cai) trong những ngày giá rét. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

Lào Cai duy trì phương châm "3 cần" giữ ấm cho học sinh vùng cao

Để đảm bảo việc dạy và học được diễn ra bình thường trong điều kiện thời tiết giá lạnh đặc trưng của vùng cao, các trường vùng cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã chủ động, tích cực triển khai nhiều biện pháp để giữ ấm cho học sinh theo phương châm "3 cần", đó là: cần kín gió, cần ăn uống nóng và cần ngủ ấm. Các biện pháp này đã được triển khai có hiệu quả giúp đảm bảo sức khỏe cho các em khi tới trường, đồng thời duy trì tốt tỷ lệ chuyên cần trong những ngày mưa rét.
Cuộc sống của người dân Hà Nội đảo lộn vì giá rét

Cuộc sống của người dân Hà Nội đảo lộn vì giá rét

Cuộc sống của người dân Hà Nội đảo lộn vì giá rét Hà Nội (TTXVN 26/1) Miền Bắc đang phải hứng chịu đợt rét kỷ lục. Ngay tại Hà Nội, tuyết đã rơi tại Ba Vì. Dưới cái lạnh cắt da cắt thịt, cuộc sống của nhiều người dân Hà Nội bị xáo trộn.
Rét kỷ lục 30 năm, băng tuyết phủ nhiều nơi

Rét kỷ lục 30 năm, băng tuyết phủ nhiều nơi

Không chỉ Lào Cai, Điện Biên có tuyết; mà Hà Nội, Quảng Ninh cũng đã bắt đầu có tuyết rơi ở một số nơi. Đợt rét với nhiệt độ xuống thấp được đánh giá là kỷ lục trong suốt 30 năm qua, đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Các cơ quan chức năng cũng đã sớm vào cuộc để chống rét và hạn chế những tác hại của giá rét.