Tại Cao Bằng: Theo thống kê từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh đã có 185 con trâu bò bị chết rét; trong đó, chủ yếu là bê, nghé, tập chung chủ yếu ở các huyện Hạ Lang, Trà Lĩnh, Nguyên Bình, Thạch An. Trước tình hình rét ngày càng tăng, tỉnh Cao Bằng tiếp tục bố trí các đoàn về đến từng thôn, bản kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các hộ dân triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc như: tu sửa, che chắn chuồng trại bằng bạt, vải mưa, rơm rạ để chắn gió, đảm bảo độ ấm và khô ráo cho gia súc ở trong những ngày rét đậm; thực hiện bổ sung lượng thức ăn tinh và nước muối ấm để tăng khả năng phòng chống rét cho gia súc, gia cầm.
|
Ông Nguyễn Sinh Cung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng cho biết, qua kiểm tra thực tế tại các huyện thấy thiệt hại về hoa màu là không đáng kể, chủ yếu là về gia súc. Đối với những hộ có gia súc chết rét, Sở sẽ bố trí kinh phí để hỗ trợ. Hiện tại Sở Nông nghiệp đang tiếp tục tuyên truyền, quán triệt người dân tuyệt đối không được thả rông gia súc và dùng thưc ăn dự trữ cho trâu bò, nuôi trong chuồng, với nhiệt độ dưới 13 độ C tuyệt đối không được thả ra ngoài và cho đi lao động, canh tác nông nghiệp. Đến sáng ngày hôm nay (25/1), trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tuyết vẫn rơi nhỏ ở một số nơi như mỏ thiếc Tĩnh Túc, đỉnh núi Phia Đén thuộc huyện Nguyên Bình. Nhiệt độ vẫn ở mức thấp về đêm, có mưa nhỏ, đặc biệt là ở các xã, huyện miền núi. Theo Trung Tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Cao Bằng, dự kiến đợt rét đậm rét hại này vẫn còn kéo dài trong vài ngày tới, do vậy mức độ thiệt hại cho nông nghiệp sẽ còn diễn biến phức tạp. Tại Quảng Ninh: Theo báo cáo nhanh Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, tính đến 17 giờ ngày 25/1, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có 217 con gia súc (trong đó có: 57 con trâu, 23 con bò, 22 nghé và 112 con dê) bị chết trong đợt giá lạnh kỷ lục bắt đầu từ ngày 23/1. Nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh những ngày qua đã xuống còn khoảng 4 o C. Tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã có tuyết rơi t ừ 0 giờ ngày 24/1; hai ngọn núi Cao Xiêm (xã Lục Hồn) và Cao Ly (xã Húc Động) của huyện Bình Liêu đã bị băng tuyết phủ kín với mật độ khá dày. Ngoài ra, tại một số xã Tình Húc, Đồng Văn… băng tuyết cũng đã phủ trắng xóa các con đường, ngọn cây. Trước đó, chiều 23/1, nhiệt độ trên đỉnh chùa Đồng, Yên Tử đã giảm xuống mức -2 o C, nhiệt độ tại xã Thượng Yên Công, TP. Uông Bí (Quảng Ninh) đã giảm còn 1 o C. Các địa phương khác trong tỉnh đến nay vẫn chưa có thiệt hại. Theo báo cáo, hiện toàn tỉnh gieo cấy được 4.607 ha; trong đó, lúa Xuân sớm cấy được 1.107 ha (Quảng Yên: 650ha, Đông Triều: 427ha, Uông Bí: 30ha); cây rau màu 3.500ha, mạ Xuân muộn gieo được 190ha. Diện tích thủy sản nuôi: 8.213 ha. Theo đánh giá sơ bộ của các địa phương, hiện tại chưa có thiệt hại về rau mầu và thủy sản và do mưa rét gây ra. Mặc dù, công tác chỉ đạo phòng chống đói rét cho gia súc gia cầm đã được UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt, lập nhiều đoàn kiểm tra và ban hành liên tiếp các công điện khẩn chỉ đạo phòng chống rét trong các ngày 22, 23 và 24/1 nhưng thời tiết quá khắc nghiệt cùng với một số nơi điều kiện hộ dân còn khó khăn nên một số chuồng trại xây dựng chưa đảm bảo đủ ấm. Bên cạnh đó, gia súc còn nhỏ nên sức đề kháng yếu nên khi thời tiết quá lạnh đã không thể thích nghi kịp. Trước tình hình rét đậm, rét hại vẫn còn tiếp tục kéo dài và đang ảnh hưởng tới sản xuất tại các địa phương trong tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh khuyến cáo người dân không nên thả rông trâu bò lúc trời rét dưới 15 độ C, cần che chắn chuồng trại kín, chuẩn bị đủ nguồn thức ăn dự trữ để tránh trâu, bò bị chết đói. Mặt khác, các địa phương không để dân gieo mạ lúc nhiệt độ xuống dưới 15 độ C để tránh thiệt hại; thực hiện tốt các biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục ban hành Công điện khẩn số 03/CĐ-UBND ngày 25/01/2016 của UBND tỉnh “về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho người và bảo vệ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh”. Tại Thái Bình: Đợt rét đậm, rét hại những ngày qua đã ảnh hưởng đến nhiều tỉnh Bắc Bộ, trong đó có tỉnh Thái Bình với nền nhiệt độ thấp nhất 6 - 7 độ C. Không khí lạnh rất mạnh, nhiệt độ giảm sâu đã khiến nhiều diện tích nuôi cá tại huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) bị chết như: xã Thụy Hải, Thái Đô, Thái Thượng, Thụy Xuân… Theo ghi nhận của phóng viên sáng 25/1, khi nhiệt độ chỉ còn 7 độ C, nhưng ông Nguyễn Trọng Đắc, thôn Tam Đồng, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy vẫn phải xuống ao vớt những con cá chết. Ông cho biết, gia đình ông có hơn 1,5 mẫu ao chuyên nuôi cá vược gần 18 tháng, sản lượng đạt 6 tấn cá. Đợt cá này gia đình ông dự định thu hoạch bán trong thị trường giáp tế, nếu thuận lợi doanh thu ước đạt 600 đến 700 triệu đồng. Đến nay, con to nhất cũng hơn 3kg/con, nhỏ nhất cũng trên 2kg/con. Tuy nhiên, do thời tiết quá lạnh nên từ sáng ngày 24/1 xuất hiện tình trạng cá chết rải rác, đến sáng 25/1 thì chết hàng loạt. Ông Vũ Đức Tuấn, Chủ nhiệm H ợp tác xã Đại Đồng, xã Thụy Hải cho biết, hợp tác xã có hơn 100ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó 60ha chuyên nuôi cá vược, cá song. Những ngày qua thời tiết rét hại, nhiệt độ hạ thấp nhanh nên con cá không thích nghi kịp và bị chết cóng. Đến nay, có rất nhiều diện tích nuôi cá của nhiều hộ dân trong thôn bị chết hoàn toàn, hộ ít cũng chết 50% sản lượng cá trong ao. “Hơn 10 năm nay, từ khi người dân Tam Đồng thực hiện đẩy mạnh nuôi thủy sản theo hình thức thâm canh thì đây là đợt cá chết với số lượng nhiều nhất, không chỉ có cá thịt, nhiều diện tích cá giống cũng bị chết, gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho các hộ nuôi trồng”, ông Tuấn cho hay . Không chỉ có xã Thụy Hải, xã Thụy Xuân cũng xuất hiện tình trạng cá nuôi bị chết vì rét. Xã có hơn 200 hộ nuôi cá vược, cá song với diện tích gần 49ha. Hiện nay, 50% số hộ nuôi xuất hiện hiện tượng cá chết. Trong đó nhiều hộ dân có số lượng cá chết gần 1,5 tấn. Nhiều diện tích cá của các hộ dân mới nuôi từ đầu năm 2015 đến nay, cá vẫn còn nhỏ từ 0,6 đến 0,8kg/con nên khi chết bán rất khó chỉ 15.000 - 20.000 đồng/kg. Theo ông Đào Đức Viện, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thái Thụy, t rước đợt rét hại này, huyện đã hướng dẫn các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn các biện pháp phòng chống rét như giữ kín cho ao nuôi, bảo đảm bờ chắc, ít bị rò rỉ nước; thả bèo tây trên 1/3 diện tích mặt ao về phía Bắc để chắn gió, ở những nơi có điều kiện thì che phủ bạt, nilon trên mặt ao. Đồng thời k huyến cáo người dân c hủ động thu hoạch các đối tượng thủy sản chịu rét kém khi đạt kích cỡ thương phẩm... Tuy nhiên do nhiệt độ thấp nên đến nay nhiều diện tích ao nuôi đã xuất hiện tình trạng cá chết có nơi tỷ lệ 10%, thậm chí có ao, đầm tỷ lệ cá chết là 80% diện tích. Hiện nay, chưa có thống kê cụ thể nhưng thiệt hại về kinh tế là khá lớn. Nhằm đối phó với đợt rét đậm, rét hại này, ngày 25/1, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình có Công điện khẩn số 01/CĐ-PCTT, trong đó yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến của đợt rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển; hướng dẫn, thông báo cho các cấp chính quyền, người dân để bảo đảm an toàn cho người, cây trồng, vật nuôi và có kế hoạch sản xuất phù hợp. Huyện Thái Thụy có diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 4.15 0 ha , trong đó nuôi tôm là 1.118 ha , nuôi cá và các loại khác là 3.000 ha . Hiện nay, diện nuôi tôm trong huyện đã thu hoạch xong, còn lại chủ yếu là cá nước lợ và nước ngọt chưa thu hoạch, tập trung chủ yếu một số xã như: Thụy Hải, Thụy Xuân, Thái Thượng, Thái Đô, Thụy Trường...