Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới

Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới

Xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nằm cạnh tuyến đê sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, nổi tiếng với nghề chăn nuôi gà chân to, gà tiến vua. Nơi đây đã có nhiều người trở thành tỷ phú nhờ nuôi giống gà quý hiếm "độc nhất vô nhị" này. Những ngày cuối năm, thương lái từ các nơi tìm đến Đông Tảo để lựa chọn những con gà đẹp nhất để làm quà biếu hoặc sử dụng làm thực phẩm trong ngày Tết nguyên đán cổ truyền.

Nhiều sản phẩm chế biến từ gà Đông Tảo hút khách

Nhiều sản phẩm chế biến từ gà Đông Tảo hút khách

Hợp tác xã chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo, ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nổi tiếng với thương hiệu "Gà Đông Tảo". Nuôi gà Đông Tảo không chỉ đem lại kinh tế cao cho các thành viên trong Hợp tác xã mà còn góp phần bảo vệ nguồn gen quý của giống gà này. Vừa qua, Hợp tác xã là một trong 63 hợp tác tiêu biểu toàn quốc được vinh danh tại Chương trình "Tự hào Nông dân Việt Nam" năm 2023 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.
Nhân rộng mô hình nuôi gà Đông Tảo lai theo hướng hữu cơ

Nhân rộng mô hình nuôi gà Đông Tảo lai theo hướng hữu cơ

Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên triển khai thành công mô hình "Chăn nuôi gà Đông Tảo lai theo hướng hữu cơ". Đây là phương pháp chăn nuôi giúp các hộ nông dân tiếp cận các dịch vụ, ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật, tạo tiền đề chuyển hướng phát triển chăn nuôi hữu cơ phù hợp với nhu cầu sản xuất sạch.
Nhân rộng mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo lai an toàn sinh học

Nhân rộng mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo lai an toàn sinh học

Tỉnh Hưng Yên đang triển khai mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo lai an toàn sinh học nhằm duy trì, phát triển và nhân rộng giống gà Đông Tảo lai, giúp các hộ nông dân tiếp cận các dịch vụ, ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả chăn nuôi theo hướng bền vững.
Gà Hồ được nuôi tại một hộ gia đình ở thị trấn Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Ảnh: Quế Ánh -TTXVN

Hợp tác Việt-Bỉ bảo tồn giống gà bản địa

Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam giữ vị trí khá quan trong trong cung cấp nguồn thực phẩm (thịt, trứng) cho xã hội đồng thời cũng góp phần vào việc cải thiện điều kiện kinh tế cho các hộ nông dân. Tuy nhiên, hiện nay các giống gà nội đang có nguy cơ kém phát triển, thậm chí một số giống có nguy cơ bị mất do khả năng cạnh tranh hạn chế so với các giống gà cao sản hay gà công nghiệp.
Ý chí vươn lên của nữ cựu chiến binh Lê Thị Ngọc Hà

Ý chí vươn lên của nữ cựu chiến binh Lê Thị Ngọc Hà

Với ý chí vươn lên thoát nghèo, bà Lê Thị Ngọc Hà (sinh năm 1957, thôn 15, xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) đã học hỏi và phát triển mô hình nuôi gà Đông Tảo mang về thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế tại địa phương.
Tinh hoa từ cây nghệ Hưng Yên

Tinh hoa từ cây nghệ Hưng Yên

Khoái Châu - miền đất tự bao giờ đã rất nổi tiếng với những đặc sản quê hương như gà Đông Tảo, nhãn Miền, bưởi Hoàng, đậu phụ An Vĩ, chả gà Tiểu Quan,... Gần đây một thương hiệu được rất nhiều người quan tâm và biết đến đó chính là sản phẩm tinh bột nghệ ở xã Chí Tân huyện Khoái Châu (Hưng Yên).
Vải lai u Phù Cừ

Vải lai u Phù Cừ

Nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng, được thiên nhiên ưu ái, có dòng sông Hồng và sông Luộc chảy qua tạo nên những bãi bồi phù sa màu mỡ, Hưng Yên có nhiều đặc sản nổi tiếng khắp trong vùng và cả nước. Hưng Yên được mệnh danh là “Đất nhãn”, “xứ nhãn” hay “thủ đô của loài nhãn”. Ngoài ra, Hưng Yên còn có một loại trái cây nổi tiếng nữa, đó là vải lai u – là một trong 6 nhãn hiệu của tỉnh được nhà nước bảo hộ về chất lượng cùng với nhãn lồng, chuối tiêu hồng, tương Bần, gà Đông Tảo, quất cảnh Văn Giang.
Gà Đông Tảo trên đất Đơn Dương

Gà Đông Tảo trên đất Đơn Dương

Gà Đông Tảo (hay còn gọi là gà Đông Cảo) - một giống gà quý hiếm của Việt Nam có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên nay đã “bén duyên” với vùng đất Đơn Dương, Lâm Đồng. Giống gà này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cũng như khẳng định vựa rau Đơn Dương là miền “đất lành” thích hợp với nhiều “sản vật”.