Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018: Sinh hoạt văn nghệ dân gian

Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018: Sinh hoạt văn nghệ dân gian
Một tiết mục biểu diễn của các nghệ nhân. Ảnh: Dư Toán – TTXVN
Một tiết mục biểu diễn của các nghệ nhân. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Chương trình giới thiệu góc nhìn toàn cảnh, mới lạ về văn nghệ dân gian; tạo sân chơi bổ ích, giao lưu văn hóa văn nghệ dân gian trong đồng bào các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên. Qua đó, truyền bá những giá trị văn hóa truyền thống của người dân bản địa đến với du khách trong và ngoài nước, góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật văn nghệ dân gian khu vực Tây Nguyên, đưa loại hình nghệ thuật này đến với đông đảo công chúng.

Một tiết mục biểu diễn của các nghệ nhân. Ảnh: Dư Toán – TTXVN
Một tiết mục biểu diễn của các nghệ nhân. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Đến với chương trình có hơn 500 nghệ nhân của 19 đoàn đến từ Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Gia Lai. Các nghệ nhân đã mang đến cho khán giả nhiều tiết mục đặc sắc, đặc trưng riêng của dân tộc mình, gắn với cuộc sống hàng ngày như các tiết mục hát dân ca của người J’rai, diễn xướng sử thi của người Bahnar, tỉnh Gia Lai; diễn tấu cồng chiêng, hát ru, múa dân gian của đoàn nghệ nhân Đắk Nông; múa Lơgar Tap Tung (Đại đoàn kết), Dăm Dra Tơnia Gơu (trai gái hỏi nhau) của đoàn nghệ nhân Lâm Đồng…

 

Các tiết mục văn nghệ dân gian được biểu diễn trên nền những nhạc cụ gắn liền với đời sống của cộng đồng các cư dân Tây Nguyên như cồng chiêng, đàn T’rưng,… mang đến cho du khách sự gần gũi, thân thiện, mến khách của đồng bào các dân tộc thiểu số Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.
Dư Toán

Có thể bạn quan tâm