Đến cuối tháng 9/2018, triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP nay là Nghị định 17/2018/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt danh sách 17 chủ tàu nâng cấp tàu cá và 92 chủ tàu đóng mới tàu cá gồm: 83 tàu khai thác hải sản và 9 tàu dịch vụ hậu cần.
Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67) được kỳ vọng là cơ hội để ngư dân đổi đời. Thế nhưng, việc thực thi chính sách này trên thực tế lại không mấy khả quan khi nhiều con tàu được đóng mới theo nghị định này sau thời gian ngắn hạ thủy buộc phải “nằm bờ”, còn ngư dân Quảng Ngãi thì vỡ mộng làm giàu từ nó.
Những năm qua, Nghị định 67/2014/NĐ - CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67) và Nghị định 89/2015/NĐ - CP ngày 7/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67 đã giúp ngư dân các tỉnh ven biển trong cả nước có cơ hội được đóng tàu công suất lớn vươn khơi khai thác hải sản, giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Tuy nhiên, hiện nay, việc thực hiện đang phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc đòi hỏi phải được tháo gỡ kịp thời để chính sách phát huy hết hiệu quả. Tỉnh Ninh Thuận cũng không nằm ngoài những khó khăn này.
Ngày 5/3, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, tỉnh đã ban hành Quyết định số 17/2018/QĐ – UBND về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 61 (ngày 11/11/2015 của UBND tỉnh) quy định về quản lý hoạt động khai thác của nghề lưới kéo (giã cào) trên vùng biển Bình Thuận.
Ngư dân tỉnh Phú Yên đã đóng mới đưa vào khai thác 16 tàu cá và nâng cấp 5 tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.
Sau gần hai năm thực hiện đóng mới tàu thuyền có công suất lớn theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, hàng chục con tàu vỏ gỗ, vỏ sắt được trang bị thiết bị hiện đại của ngư dân tỉnh Quảng Nam đã đi vào hoạt động, góp phần nâng chất lượng mỗi chuyến ra khơi. Nhưng thực tế triển khai cho thấy, ngư dân còn khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay để đóng mới tàu thuyền.
Ngày 12/5, tại cảng cá An Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, Công ty cổ phần Thiên Hậu Phước đã tổ chức khánh thành Nhà máy đóng tàu vỏ thép và công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam công nhận cơ sở đóng sửa chữa tàu vỏ thép đầu tiên trên địa bàn tỉnh.