Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 2/4, Bắc Bộ tiếp tục đang tăng nhiệt. Sáng và đêm trời rét. Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Vào lúc 15 giờ 20 phút ngày 2/3, tại miền núi xã Nga My (huyện Tương Dương, Nghệ An) đã xảy ra dông lốc kèm theo mưa đá. Hiện tượng thời tiết này diễn ra trong thời gian dài khiến nhiều người dân tại các bản vùng cao bất ngờ và lo lắng cho hoa màu, ruộng vườn.
Chiều 21/2, Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) Ngô Xuân Chinh xác nhận, trên địa bàn huyện Điện Biên xuất hiện dông lốc kèm theo mưa đá, gây thiệt hại về nhà ở và cây trồng của người dân.
Theo báo cáo nhanh của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, mưa lớn, kèm dông, lốc, sét kéo dài từ ngày 15/7 đến 15 giờ 30 phút ngày 16/7 đã gây nhiều thiệt hại về người, tài sản và hạ tầng trên địa bàn các huyện: Mai Châu, Tân Lạc, Kim Bôi và Lạc Sơn.
Theo Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và phóng viên TTXVN tại các địa phương, từ ngày 14-16/6, mưa lớn, mưa đá kèm dông lốc đã làm hai người chết và gây nhiều thiệt hại tại các địa phương.
Thông tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu cho hay, ngay sau khi xảy ra mưa đá, dông lốc vào rạng sáng 6/5 gây nhiều thiệt hại về tài sản của người dân ở huyện biên giới Phong Thổ, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã huy động lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương khắc phục hậu quả; kịp thời hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, ảnh hưởng bởi thiên tai.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai cho biết, mưa đá và dông lốc diện rộng từ đêm 5/5 đến sáng 6/5 trên địa bàn tỉnh đã khiến hàng trăm ngôi nhà hư hỏng, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, cơ sở hạ tầng thiệt hại nặng nề. Các địa phương đang khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, đến 17 giờ ngày 1/5, mưa và dông lốc đã làm 1 người chết, 245 ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng nhiều nhà cửa. Địa phương bị thiệt hại nhiều nhất là huyện Trấn Yên với 142 ngôi nhà bị hư hỏng, tiếp đến là các huyện Văn Chấn, Yên Bình, Lục Yên…
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn cho biết, từ đêm 20/4 đến rạng sáng 21/4, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, có nơi mưa to cục bộ kèm gió lốc, gây thiệt hại lớn về nhà ở và hoa màu của người dân. Hiện chính quyền, cơ quan chức năng địa phương đang tập trung khắc phục thiệt hại để ổn định đời sống cho người dân.
Theo Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ tỉnh Bắc Kạn, từ đêm 19/4 đến rạng sáng 21/4, địa bàn tỉnh Bắc Kạn có mưa vừa trên diện rộng (lượng mưa phổ biển từ 16-36mm) kèm gió lốc, gây thiệt hại về nhà ở và hoa màu của người dân.
Do ảnh hưởng của mây đối lưu, mưa dông rải rác cục bộ, đêm 20 và rạng sáng 21/4, ở huyện Đồng Văn đã xảy ra mưa to kèm theo gió lốc mạnh khiến một cháu bé 5 tuổi tử vong, 2 người bị thương và thiệt hại nhiều công trình phúc lợi, nhà ở, hoa màu của người dân.
Chiều tối 20/04, trên địa bàn thành phố Sơn La, huyện Phù Yên, Thuận Châu, Quỳnh Nhai của tỉnh Sơn La xuất hiện dông lốc và mưa to gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, trận mưa to kèm theo dông lốc đêm 19/4 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã làm 2 người bị thương, 150 nhà dân bị sập đổ, tốc mái.
Theo Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ tỉnh Bắc Kạn, do ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp với hội tụ gió trên cao, vào đêm 19/4 rạng sáng 20/4, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có mưa vừa trên diện rộng ( phổ biến từ 16-33mm) kèm gió lốc. Thông kê đến 11 giờ ngày 20/4, trên địa bàn toàn tỉnh có 80 nhà bị tốc mái, trong đó huyện Na Rì bị nhiều nhất với 49 nhà bị tốc mái; huyện Ngân Sơn 13 nhà; huyện Bạch Thông 16 nhà, huyện Chợ Đồn 2 nhà. Ngoài ra, gió lốc còn khiến 1 cầu treo ở huyện Na Rì bị tốc mặt cầu; 1,96 ha ngô bị nghiêng đổ, 1 cột điện đổ, 1 trường tiểu học và 1 chuồng lợn bị tốc mái.
Đêm 17/4 và rạng sáng 18/4, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn xảy ra mưa dông kèm lốc sét, gió giật mạnh trên diện rộng. Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy về phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn đến 17 giờ ngày 18/4, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 576 nhà bị tốc mái và sập. Ước tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại khoảng 5 tỷ đồng.
Trong ngày 13-14/4, ở các huyện miền núi Kỳ Sơn và Anh Sơn liên tiếp xuất hiện dông lốc, gây hậu quả lớn. Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương cùng người dân đã nỗ lực khắc phục hậu quả theo phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo người dân không bị đói, khát, thiếu nơi ở an toàn, sớm ổn định cuộc sống.
Sáng 28/3, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có mưa to. Trong đó, tại trung tâm thị trấn và một số xã của huyện Mù Cang Chải đã xuất hiện mưa đá kèm theo dông lốc.
Ông Thền Mạnh Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Simacai, tỉnh Lào Cai cho biết, ngày 27/3, do ảnh hưởng của không khí lạnh, trên địa bàn huyện xảy ra mưa to, dông khiến một số nhà dân, cây ăn quả và hoa màu của bà con bị hư hỏng, ngập úng, gãy đổ.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang, mưa lớn kèm dông lốc những ngày qua đã làm sập, tốc mái 33 căn nhà, 1 nhà kho của người dân tại thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ và các huyện: Phụng Hiệp, Vị Thủy, Châu Thành A, ước thiệt hại trên 614 triệu đồng.
Ngày 30/7, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng, lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh đã đến huyện Hồng Dân, thăm hỏi gia đình có người tử vong do thiên tai.
Ngày 30/7, mưa lớn kèm theo dông lốc xuất hiện tại nhiều địa phương trong tỉnh Cà Mau, khiến nhiều nhà dân bị sập, tốc mái. Trước tình hình trên, nhiều địa phương trong tỉnh đã tổ chức đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang cho biết, từ đêm 28 đến chiều 29/7, khu vực tỉnh Kiên Giang chịu ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 2 nên xảy ra mưa lớn, kèm theo dông, lốc gây nhiều thiệt hại về tài sản của Nhà nước và người dân ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh.
Trận mưa to kèm lốc xoáy đêm 2/6 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã khiến một người mất tích và gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản của người dân tại một số huyện trong tỉnh.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, rạng sáng 8/5, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã xảy ra mưa to kèm dông lốc trên diện rộng, gây nhiều thiệt hại cho người dân.
Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn Tiền Giang, trong tháng 5 sẽ có mưa chuyển mùa, là thời kỳ chuyển từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam nên thường xảy ra các nhiễu động thời tiết nguy hiểm như: sấm sét, mưa dông kèm lốc, mưa đá, gió giật mạnh và gió mạnh trên biển… có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân trên địa bàn.
Vào khoảng 19 giờ 10 phút ngày 28/4, trên địa bàn huyện Mường Khương xuất hiện mưa lớn, dông lốc, có nơi xuất hiện mưa đá, khiến nhiều ngôi nhà trên địa bàn bị hư hỏng nặng.
Theo Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tây Ninh, trong tối 15 và ngày 16/4, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa lớn đầu mùa kèm theo dông lốc, mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà cửa, hoa màu của người dân.
Vào khoảng 17 giờ 35 phút ngày 19/3, trên địa bàn một số xã thuộc huyện Điện Biên và khu vực thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) xảy ra dông lốc, mưa đá.