Những năm gần đây, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm tới đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, giúp giao thông đi lại thuận tiện, thúc đẩy kinh tế, giao thương phát triển, nâng cao đời sống người dân bằng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719).
Về xóm Trung Thần, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên sẽ không khỏi bất ngờ bởi nhà nhà đều xanh ngát và tỏa hương thơm từ nhiều loài hoa lan quý của núi rừng. Nơi đây được gọi là làng nghề hoa lan.
Trong vài tháng trở lại đây, hàng chục ha trồng cây bạch đàn từ 2 đến 3 năm tuổi thuộc Lô 1, khoảnh 5, tiểu khu 202, là vùng rừng sản xuất trên địa bàn xã Văn Hán và xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên xuất hiện hiện tượng bị khô một phần lá hoặc cả phiến lá từ phía dưới gốc lên đến 2/3 thân cây. Một số cây nhỏ dưới 3 năm tuổi có nguy cơ cao bị chết. Tuy vậy, đến thời điểm này vẫn chưa có kết luận chính thức của cơ quan chức năng về nguyên nhân gây ra hiện tượng cây bạch đàn bị khô lá trên diện rộng ở huyện Đồng Hỷ.
Đồng Hỷ là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Thái Nguyên với tổng số 94.000 dân; trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 54%. Để đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, Đảng bộ huyện đã xây dựng, triển khai 14 nghị quyết, 5 đề án, 6 kế hoạch về các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.... Đặc biệt, huyện tập trung chỉ đạo thực hiện 3 khâu đột phá quan trọng, làm tiền đề để địa phương tăng tốc, phát triển...
Là địa bàn vùng sâu vùng xa của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, mặc dù xuất phát điểm thấp, song Văn Hán lại là một trong những xã Top đầu của tỉnh Thái Nguyên đạt danh hiệu xã nông thôn mới nâng cao.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Nguyên, đêm 22 rạng sáng 23/8, địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa lớn kèm gió mạnh, lốc, sét gây thiệt hại về tài sản tại các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ. Lượng mưa lớn nhất đo được tại một số khu vực như xã Vũ Chấn (huyện Võ Nhai) 208,2 mm; xã Cây Thị (huyện Đồng Hỷ) 107 mm; thành phố Thái Nguyên 97 mm…
Rạng sáng 7/9, địa bàn các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Thái Nguyên đã xảy ra mưa to đến rất to. Lượng mưa lớn nhất đo được tại thời điểm 7 giờ ngày 7/9 tại các trạm đo mưa dao động từ 98 mm (thành phố Thái Nguyên) đến 159,1 mm (xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ). Mưa lớn đã gây ngập úng cục bộ một số khu vực dân cư và tuyến đường giao thông, làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Vào đêm 14, rạng sáng 15/4, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giông lốc kèm theo mưa đá đã gây thiệt hại nặng về tài sản và hoa màu của người dân các huyện Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ và thành phố Sông Công.
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Thái Nguyên), 1 thị xã (Sông Công) và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương).