Cầu sông Vầu, trên tuyến đường ĐH1, nối xã Ba và xã Tư (huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) bị sụt lún nặng vào đầu tháng 11 và có nguy cơ cao bị sập, đổ. Huyện Đông Giang đã hoàn thiện các thủ tục cần thiết để khẩn trương làm cầu mới thay thế cầu cũ bị hư hỏng.
Huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc Cơ Tu, Giẻ Triêng. Do địa hình rộng lớn và chia cắt mạnh bởi sông suối, giao thông chậm phát triển nên việc đi lại của đồng bào gặp khó khăn, nhất là trong mùa mưa lũ. Mong ước có tuyến đường để thuận tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa là khát vọng của đồng bào vùng cao nơi đây.
Ngày 20/6, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và ông Phan Thái Bình, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV tại các xã A Tiêng, huyện Tây Giang và xã Ba, huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam).
Do mưa lớn kéo dài liên tục từ chiều tối 22/10 đến trưa 23/10 đã khiến nước lũ dâng cao, gây ngập sâu trên tuyến Quốc lộ 1A (đoạn qua địa phận xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam); trong đó, có điểm ngập 60cm, kéo dài hơn 100m.
Sau hơn 1 năm thực hiện, ngày 18/11, Ban điều hành Dự án Trường Sơn Xanh do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, phối hợp với Hội Liên hiệp Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam tổng kết dự án Cải thiện sinh kế bền vững của cộng đồng dân tộc thiểu số thông qua việc phát triển chuỗi giá trị mây, tre, lá và dược liệu ở Quảng Nam.
Sống dưới chân đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, đồng bào dân tộc Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam sở hữu nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ truyền thống độc đáo. Trong từng tác phẩm của mình, với những họa tiết, hình khối, đường nét riêng, sinh động, mạnh mẽ và phóng khoáng, người Cơ Tu không chỉ muốn gửi gắm vào đó những tâm tư, tình cảm, đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc mình mà còn muốn lưu giữ cho con cháu nghệ thuật điêu khắc độc đáo của dân tộc. Nghệ nhân ALăng Blêu ở thôn Gừng, thị trấn P’rao, huyện Đông Giang (Quảng Nam) là một người như thế. Anh được cộng đồng xem như là người giữ lửa nghệ thuật điêu khắc Cơ Tu.
Trong 2 ngày 15-16/1, tại các huyện Nam Giang, Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam đã tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản” nhân dịp Xuân Canh Tý 2020, thu hút hơn 500 người dân trên địa bàn đến tham dự.
Nhờ thực hiện những giải pháp phù hợp, đến nay, hàng ngàn hộ đồng bào sinh sống ở các huyện miền núi: Nam Giang, Đông Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My... của tỉnh Quảng Nam đã được di dời đến nơi ở mới.
Không chỉ được xem là biểu tượng văn hóa trong các dịp lễ hội truyền thống, cây nêu còn thể hiện sức mạnh của tình đoàn kết, vững chãi như một “bức bình phong” che chắn cho cộng đồng vùng cao.
Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 2 thành phố (Tam Kỳ, Hội An) và 16 huyện (Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh).