Đồng bằng Sông Cửu Long: Triển vọng nuôi cá chình thương phẩm xuất khẩu

Đồng bằng Sông Cửu Long: Triển vọng nuôi cá chình thương phẩm xuất khẩu
Niềm vui của ông Võ Văn Út khi ươm thành công ươm cá chình giống trong bể xi măng
Niềm vui của ông Võ Văn Út khi ươm thành công ươm cá chình giống trong bể xi măng
Giống cá chình bông vàng đang được nuôi nhiều ở các tỉnh ĐBSCL
                Giống cá chình bông vàng đang được nuôi nhiều ở các tỉnh ĐBSCL


Cá chình nuôi ở ĐBSCL chủ yếu là cá chình bông vàng, cá chình mun… sống cả ở vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Do chưa cho sinh sản nhân tạo được cá chình nên nguồn cá chình giống chủ yếu lấy từ thiên nhiên, sau đó đem về ươm trong bể xi măng theo quy trình kỹ thuật ươm công phu, đến khi đạt trọng lượng phù hợp (khoảng 50 - 20 con/kg) mới cung cấp giống cho nông dân nuôi.
Ông Võ Văn Út sau chuyền tham quan Hàn Quốc, Nhật Bàn và với sự trợ giúp kỹ thuật của Trung tâm Thỷ sản III đã ươm giống cá Chình thành công
Ông Võ  Văn Út sau chuyền tham quan Hàn Quốc, Nhật Bàn và với sự trợ giúp kỹ thuật của Trung tâm Thỷ sản III đã ươm giống cá Chình thành công


Ngoài khai thác nguồn giống tự nhiên ở các tỉnh miền Trung như: Bình Định, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên Huế..., các chình giống còn được nhập từ Nhật, Hàn Quốc, Phipllipin để đáp ứng nhu cầu  nuôi cá chình đang phát triển mạnh ở ĐBSCL. 
 

Cá chình  rất dễ nuôi , ít dịch bệnh so với cá da trơn. Cá Chình có tuổi đời đến 40 năm và trọng  lượng lên đến trên 20 kg/con, dài trên 2 mét. Cá chình giống nuôi trong đầm ao đất,  vuông nuôi tôm trọng lượng  từ 8 đến 10 con giống/kg, nuôi một năm có thể đạt trọng lượng từ 2 - 4 kg/con, Loại giống 20 con/kg nuôi 18 tháng tăng trọng từ 1,5 -2 kg/con.

Giống cá Chình bông vàng
             Giống cá Chình bông vàng 

Cá chình là loại thủy sản cao cấp, cho hiệu quả kinh tế cao giá. Vào thời điểm hiện tại có giá bàn bình quân từ 460.000 đến 600.000 đồng/kg tùy theo loại.
 
Anh Bùi Xuân Tương, ở xã Vĩnh Mỹ B -huyện Hòa Bình -Bạc Liêu đang thăm ao nuôi cá chình
 Anh Bùi Xuân Tương, ở xã Vĩnh Mỹ B -huyện Hòa Bình -Bạc Liêu đang thăm ao nuôi cá chình

Thức ăn cho cá chình ngoài nguồn cá rô phi, cá tạp thiên nhiên, nay có thêm thức ăn công nghiệp. Hiện Công ty Seil SuSan – Hàn Quốc đã ký hợp tác với Công ty thủy sản Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, nơi có vùng nguyên liệu khá tập trung đầu tư quy trình kỹ thuật ươm giống, xây dựng nhà máy chế biến thức ăn công nghiệp công suất từ 5 đến 7 tấn cá chình/ngày, sản xuất theo công nghệ Nhật bản.
Thả cá chình giống vào ao đất ở HTX Tân Tiến- xã Tân Thành-TP. Cà Mau
 Thả cá chình giống vào ao đất ở HTX Tân Tiến- xã Tân Thành-TP. Cà Mau 

Công ty Hoàng Thông, ở thị Trấn Phước Long , huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, là công ty đầu tiên ở ĐBSCL ươm thành công cá chình giống bể xi măng theo công nghệ của  Hàn Quốc, Nhật bản, mỗi năm cung ứng cho thị trường từ 500.000 đến 1 triệu con giống cá chình bông, cá chình mun sạch bệnh.

Hiện công ty đã đầu tư nuôi khoảng 300 ha cá chình dưới dạng quảng canh, quảng canh cải tiến và công nghiệp, trong đó có 160 đến 164 ha cá chình bông còn lại cá chình mun, cung cấp cho thị trường từ 480 đến 500 tấn cá chình nguyên liệu/năm.

Anh Bùi Xuân Tương, chủ trang trai đang kiềm tra độ phèn ao nuôi cá chình
 Anh Bùi Xuân Tương, chủ trang trai đang kiềm tra độ phèn ao nuôi cá chình 

 Ngoài công ty Hoàng Thông , hiện nay nhiều hộ cũng mạnh dạn chuyển ao vuông nuôi tôm sang xây dựng trại nuôi cá chình thương phẩm. Tỷ phú cá chình Bùi Xuân Tương ở xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu có trang trại nuôi các chình hơn 10 ha, đã đầu tư nuôi cá chình thương phẩm, cung cấp cá chình giống và hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho nhiều hộ chăn nuôi…, thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Cá chình mun giống trong bể xi măng của Công ty Hoàng Thông
Cá chình mun giống trong bể xi măng của Công ty Hoàng Thông
Ươm cá chình bông vàng trong bể xi măng Công ty Hoàng Thông
Ươm cá chình bông vàng trong bể xi măng Công ty Hoàng Thông 

Tỉnh Cà Mau hiện có khoảng 4.000 hộ triển khai mô hình nuôi cá chình thương phẩm xuất khẩu, trong đó hầu hết là những hộ chuyển dịch từ nuôi tôm công nghiệp không thành công sang nuôi cá chình. HTX Tân Tiến , xã Tân Thành-Tp Cà Mau có 15 thành viên tham gia nuôi cá chình với 52 hộ, diện tích nuôi trên 400 ha.
 
Kiểm tra gống cá chình bông vàng ươm trong bể xi măng của trang trại anh Bùi Xuân Tương
 Kiểm tra gống cá chình bông vàng ươm trong bể xi măng của trang trại anh Bùi Xuân Tương 
Từ mô hình Tân Thành, hiện nay nhiều hộ nuôi tôm ở các huyện Thới Bình, Cái Nước, Trần Văn Thời đã chuyển diện tích nuôi tôm sang thành trang nuôi cá chình xuất khẩu. Một số hộ đã thành công, có thu nhập cao, ổn định từ mô hình kết hợp lúa -tôm- cá chình- cá bóng tương.
Ươm cá chình tronng bể xi măng
            Ươm cá chình tronng bể xi măng
Cán bộ kỹ thuật Công ty Hoàng Thông kiểm tra giống ươm trong bề xi măng
Cán bộ kỹ thuật Công ty Hoàng Thông kiểm tra giống  ươm trong bề xi măng 

Có thể bạn quan tâm