Chiều 19 và sáng 20/7, trên địa bàn thành phố Hà Nội có mưa, cũng là lúc ngàn giọt lệ của nhiều người dân Đông Anh nói riêng và người dân cả nước nói chung tuôn trào, bày tỏ kính trọng, thương tiếc về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người con ưu tú của mảnh đất Đông Anh - Cổ Loa, nơi kinh đô xưa của nước Việt.
Ngày 8/2 (tức ngày 11 tháng Giêng), tại làng Thụy Lôi (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) đã diễn ra lễ hội đền Sái với nghi thức rước vua, chúa giả truyền thống.
“Tôi đã khóc, không chỉ là nỗi tiếc thương trước sự mất mát của đất nước, của dân tộc Việt Nam, mà còn là những giọt nước mắt hạnh phúc trước tình cảm sâu đậm của người dân thôn Lại Đà dành cho chúng tôi. Họ đã thay mặt người con ưu tú vừa nằm xuống đáp lại tình cảm của những người dân về đây dự lễ viếng”, chị Lương Ngọc Hà, dân tộc Tày, ở tỉnh Lào Cai rưng rưng cho biết.
Du khách nhớ đến Hà Nội thường nhớ tới các sản phẩm văn hoá, ẩm thực mà ít nhớ ra Hà Nội còn có tới 18 huyện, thị xã ngoại thành có tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch nông nghiệp. Ngành du lịch Thủ đô mới đây đã và đang thúc đẩy mảng du lịch nông nghiệp, vừa đa dạng hoá sản phẩm du lịch, vừa góp phần tạo thêm sức sống cho các vùng ngoại thành.
Ngày 15/5, nguồn tin từ Công an thành phố Hà Nội cho biết, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Y tế và thành phố Hà Nội, với quyết tâm vừa phòng, chống COVID-19 vừa hoàn thành chỉ tiêu căn cước công dân, Công an thành phố Hà Nội đã tạm dừng việc cấp căn cước công dân gắn chíp tại những nơi có trường hợp bị mắc, có khả năng mắc COVID-19.
Với biện pháp cách ly 3 lớp tại một số địa bàn, bước đầu thành phố Hà Nội kiểm soát và khống chế có hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn, đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép”. Đây là cách làm sáng tạo, linh hoạt được Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đánh giá cao và mong muốn tiếp tục nhân rộng trên địa bàn.
Ngày 26/9, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Thành phố Hà Nội phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng và nâng cấp sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 1 năm 2020. 46 sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh của huyện Đông Anh đã được trưng bày, đánh giá và đề nghị nâng cấp tại Hội nghị.
Hiện ở Hà Nội và cả nước đang trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 nhưng trên những cánh đồng của Thủ đô vẫn có dáng dấp của người nông dân bên những luống rau, ruộng hoa, cung ứng sản phẩm an toàn cho mọi miền. Điều này cho thấy, sức sống của nông nghiệp trong mùa dịch thật là mạnh mẽ.
Dự án thành phố thông minh đầu tiên của Hà Nội, lớn nhất cả nước và có tầm cỡ Đông Nam Á do Liên doanh giữa Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản đầu tư, đã được động thổ vào sáng 6/10 tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo các bộ, ngành và các quan chức phía Nhật Bản đã tới dự.
Nhiều người tò mò muốn biết cách nuôi gà bằng công nghệ mới với doanh thu hàng tháng hơn 8 tỷ đồng, cho lợi nhuận trên 1 tỷ đồng/tháng của trang trại gà do ông Hoàng Mạnh Ngọc, Giám đốc Công ty Giống gia cầm Ngọc Mừng, tại xã Liên Hà, huyện Đông Anh (Hà Nội). Câu chuyện làm giàu của ông không chỉ dừng lại ở việc phát triển kinh tế trên đồng đất quê hương mà còn là điển hình của một người nông dân nhiệt huyết, đam mê với công việc, bắt nhịp xu thế công nghệ, một người sẵn lòng chia sẻ “bí kíp” cho người khác, cho thế hệ trẻ, mong muốn xây dựng ngành chăn nuôi Việt ngày một vươn tầm, vươn xa hơn nữa.
Hàng năm, vào ngày 11 tháng Giêng, người dân làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội) lại tổ chức Lễ hội Đền Sái với những nghi thức rước Vua Chúa sống để tưởng nhớ sự tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa năm xưa.
Chiều 5/12, tại cuộc giao bao báo chí Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh (Hà Nội) Nguyễn Xuân Linh cho biết, tính đến ngày 30/11/2017, huyện Đông Anh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho 63.119 trên tổng số 77.624 thửa đất. Hiện vẫn còn 14.505 thửa đất chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.
Ngày 7/11, tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (Bộ Y tế) và Sở Y tế Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thảo triển khai thực hiện Thông tư 39/2017 quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng cơ sở y tế tuyến huyện và xã.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng trọng điểm của thành phố Hà Nội, UBND huyện Đông Anh và các nhà đầu tư tập trung thực hiện giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân khi bị thu hồi đất tại 3 dự án: Công viên Văn hóa, Du lịch, Vui chơi giải trí Kim Quy; Khu Công viên phần mềm và nội dung số trọng điểm của UBND thành phố và Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia mới.
Làng Lỗ Khê thuộc xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Làng được hình thành từ lâu đời, đến nay vẫn còn lưu giữ nhiều nét của một làng cổ, với quần thể đình, miếu, cổng, luỹ làng, lễ hội những làn điệu dân ca. Đặc biệt trong đó phải kể đến hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc là hát ca trù.
Sau một năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”, Hà Nội xúc tiến đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch, tạo cơ chế hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư có tiềm lực thực hiện dự án. Đặc biệt, Hà Nội ưu tiên thu hút đầu tư từ nguồn lực xã hội hóa trong lĩnh vực du lịch với sự tham gia của nhiều đơn vị, tổ chức như: Vingroup, Sungroup, BRG, AIC…
Chiều 8/8, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, tính đến nay, thành phố Hà Nội có hai huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đó là: Đan Phượng và Đông Anh. Hai huyện Thanh Trì và Hoài Đức đã hoàn thiện thủ tục hồ sơ trình Trung ương công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Khu di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội mặc dù đã được công nhận là Di tích văn hóa lịch sử quốc gia năm 1962 và Di tích quốc gia đặc biệt năm 2012 nhưng trong khu vực ba vòng thành đất (dấu tích còn lại minh chứng cho thời kỳ dựng nước, giữ nước của Nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương) đang có hàng trăm hộ dân sinh sống từ nhiều đời nay. Những người quan tâm đến di tích Cổ Loa mong muốn công tác di dân sớm được thực hiện để di tích không phải chịu tác động từ cuộc sống người dân, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản.
Nằm ở xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, nghề điêu khắc mỹ nghệ truyền thống Thiết Úng đến nay đã trở thành nghề phát triển kinh tế chính, tăng thu nhập của người dân nơi đây.
Trải qua 1.000 năm hình thành và phát triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời. Hà Nội đã chứng kiến sự thăng trầm của hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia vừa ký Quyết định công nhận huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.