Đồng bào Khmer đi lễ chùa vào dịp lễ Sen Đôn Ta năm 2018 tại chùa Chantarăngsây (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) |
Theo truyền thống, người dân Khmer Nam Bộ thường tổ chức lễ Sen Đôn Ta tại nhà và tại chùa trong 3 ngày chính là 14, 15 tháng 10 (Phéc T’ro-bot) và ngày 01 tháng 11 (A-such) nhưng do năm nay nhuần tháng 8 theo lịch Khmer nên lễ được diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 10 năm 2018 dương lịch.
![]() |
Đồng bào Phật tử chuẩn bị lễ vật gồm bánh trái, hoa quả được dâng lên chư tăng tại chùa Luông Bassac, còn gọi là chùa Bãi Xàu (Thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) |
Chư tăng chùa Chantarăngsây (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) tụng kinh hồi hướng phước báo, độ thực từ vật thực do Phật tử cúng dường |
Mùa Sen Đôn Ta cũng là dịp các cấp, các ngành, chính quyền địa phương đi thăm hỏi đồng bào và chư tăng ở các ngôi chùa trên địa bàn. Vì vậy, Sen Đôn Ta không chỉ là dịp báo hiếu, đáp nghĩa mà còn là ngày hội tràn đầy niềm vui, tình đoàn đoàn kết, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Lễ đặt bát hội với sự tham của 100 vị sư và hàng ngàn phật tử Khmer tại chùa Chantarăngsây (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) |
Theo lễ nghi truyền thống, lễ Sen Đôn Ta thường được tổ chức trong thời gian 16 ngày với 4 nghi thức chính: lễ đặt cơm vắt (Bos Bai Ben), lễ cúng ông bà (Sen Đôn Ta), lễ rước ông bà (Phchum Ben) và lễ đưa tiễn ông bà (chun Đôn Ta). Tuy nhiên, cách gọi Sen Đôn Ta của người Khmer Nam Bộ đối với lễ hội này chủ yếu nhằm vào hai nghi thức chính: cúng ông bà tại nhà và đặt cơm vắt (Bos bai ben) tại chùa, gọi chung là Sen Đôn Ta.
![]() |
Bà con Phật tử thực hiện nghi thức đặt cơm vắt tại chùa Luông Bassac, còn gọi là chùa Bãi Xàu (Thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). |
![]() |
Nghi thức cúng rước ông bà của gia đình ông Sơn Hol ở ấp Bưng Tróp A, (An Hiệp, Châu Thành, Sóc Trăng) |
Trong dịp lễ Đôn Ta, người Khmer thường dậy sớm, chuẩn bị vật thực để mang lên chùa, dâng lên các vị sư và thỉnh chư tăng đến độ thực tại nhà để tụng kinh cầu siêu hồi hướng công quả đến thân nhân quá vãng của mình. Lễ phẩm thường là những món ăn mà người quá cố khi còn sống thích, các loại bánh, trái cây, nước ngọt... Đặc biệt, không thể thiếu trong ngày lễ chính là món cơm vắt (cơm nắm tay, gọi là Bay-ben) và cơm vắt có hình nhọn như chiếc nón lá (Bay bat-bor).
![]() |
Thỉnh mời chư tăng tụng kinh cầu siêu đến thân nhân đã quá cố của mình tại gia đình bà Thạch Thị Kim Sang ở khóm 5 (phường 9, Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) |
Kết thúc lễ cúng Đôn Ta là nghi lễ cúng đưa tiễn ông bà. Do cuộc sống gắn bó với sông nước nên người Khmer thường chế tác thuyền đưa tiễn ông bà từ bẹ chuối với hình nộm hai người nộm chèo lái; trong thuyền đặt nhiều vật dụng như lộ phí,bánh trái, nước uống, quần áo làm bằng giấy...
![]() |
Thuyền được làm từ bẹ chuối dùng trong lễ tiễn đưa ông bà của người Khmer được thả trên sông rạch, ao hồ quanh nhà |
Nếu như người Kinh có lễ Vu Lan báo hiếu, người Chăm có lễ hội Ka Tê thì người Khmer có lễ Sen Đôn Ta - một trong những lễ hội quan trọng với nhiều ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ công lao của tổ tiên, ông bà và những người đã khuất.