Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Do địa hình có độ dốc cao, sông suối chia cắt mạnh cùng với phong tục tập quán, nhiều khu dân cư của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam nằm rải rác ở lưng chừng núi. Nhiều nơi nằm trong vùng “trước núi sau sông” hoặc “trước sông sau núi” nên thường xuyên đối mặt với nguy cơ sạt lở núi và lũ quét. Nhiều năm qua, cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực ứng phó hiệu quả với thiên tai, ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào.

Năm 2025 nguồn cung nhà ở xã hội sẽ khởi sắc

Năm 2025 nguồn cung nhà ở xã hội sẽ khởi sắc

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Bộ Xây dựng trong thời gian tới là triển khai Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội. Đây là một phần trong chiến lược phát triển nhà ở xã hội, giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nhà ở cho người dân có thu nhập thấp và trung bình.

Dự án ổn định dân cư xóm Nặm Dạng - Pò Làng ở xã Quang Trọng, huyện Thạch An (Cao Bằng). Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN

Cao Bằng ổn định cuộc sống đồng bào ở khu định canh, định cư

Tỉnh Cao Bằng có 8 dự án đinh canh, định cư. Một số dự án đang hoàn thiện để đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng thiên tai chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, để đồng bào yên tâm sinh sống và sản xuất ở vùng định canh định cư, chính quyền các cấp cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả hơn.
Thanh Hóa: Đưa đồng bào Công giáo sinh sống trên sông lên bờ định cư

Thanh Hóa: Đưa đồng bào Công giáo sinh sống trên sông lên bờ định cư

Thực hiện chủ trương đưa đồng bào Công giáo nghèo sống trên sông lên bờ định canh, định cư, ổn định cuộc sống, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với ngành chức năng và các địa phương rà soát, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đồng bào di chuyển lên bờ. Tỉnh phấn đấu đến hết năm 2023 hoàn thành mục tiêu giải quyết dứt điểm tình trạng người dân sinh sống trên sông, sớm ổn định cuộc sống trên bờ.
Một bản tái định cư còn nhiều khó khăn ở huyện Mường Nhé. Ảnh: Phan Tuấn Anh – TTXVN

Tìm động lực phát triển cho cực tây Tổ quốc- Bài 2

Ổn định dân cư, thúc đẩy dân sinh, mở mang dân trí, phát triển kinh tế, xã hội tại Mường Nhé, Điện Biên- địa bàn trọng điểm, chiến lược thuộc khu vực biên giới phía Tây của Tổ quốc là trăn trở của Đảng, Nhà nước. Nhưng dù nhiều chương trình, dự án đã được phê duyệt, triển khai và bước đầu đem lại những đổi thay, Mường Nhé vẫn nghèo đội sổ cả nước. Bám riết cuộc sống của người dân trên những rặng núi quanh năm mây mù giăng kín không chỉ có sự lạc hậu, thiếu thốn mà còn là những phức tạp từ âm mưu chống phá, kích động, lôi kéo, chia rẽ của những thế lực thù địch… Vậy làm thế nào để giúp người dân Mường Nhé hiện thực nguyện vọng ấm no, sung túc, góp phần củng cố, giữ vững an ninh - quốc phòng cho vùng đất ngã ba biên giới? TTXVN giới thiệu loạt 4 bài "Tìm động lực phát triển cho cực tây Tổ quốc"
Dân vận khéo ở vùng biên giới Lai Châu (Bài 1)

Dân vận khéo ở vùng biên giới Lai Châu (Bài 1)

Những năm qua, ngoài nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng Lai Châu còn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác dân vận. Qua đó giúp nhân dân các dân tộc vùng biên định canh, định cư, tập trung lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhân ngày Truyền thống công tác dân vận (15/10), phóng viên TTXVN thực hiện 2 bài viết với chủ đề "Dân vận khéo vùng biên giới Lai Châu".
Di dời làng trên núi Cheng Leng về hòa nhập cộng đồng

Di dời làng trên núi Cheng Leng về hòa nhập cộng đồng

Từ ngày 11 – 21/12, UBND huyện Phú Thiện phối hợp cùng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai tổ chức di dời 13 căn nhà trên núi Cheng Leng về định cư tại làng Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện. Việc làm này đánh dấu sự thành công trong nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc vận động người dân trên núi trở về, giúp họ tiếp cận với xã hội văn minh cũng như được hưởng những chính sách xã hội.
Khởi sắc vùng biên Tà Pét

Khởi sắc vùng biên Tà Pét

Được bố trí cạnh Đồn Biên phòng Tà Pét, hơn 5 năm qua, khu định canh, định cư Lộc Thành nằm trên địa bàn xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, đã “thay da, đổi thịt”. Đời sống của 62 hộ dân trước đây không có nhà, không có đất sản xuất nay đã đổi thay nhờ được ổn định chỗ ở và trồng cây điều, cây mì, bắp...
Tạo sinh kế gắn với định canh định cư

Tạo sinh kế gắn với định canh định cư

Thôn 1A, xã Phước Thành, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) là một trong những điển hình triển khai thành công bước đầu của mô hình kết hợp giữa tạo sinh kế bền vững cho đồng bào gắn liền với định canh định cư.
Những khu tái định cư điển hình cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng

Những khu tái định cư điển hình cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng

Với nỗ lực giúp người dân tộc thiểu số trong vùng ổn định cuộc sống, tránh các trường hợp di cư ảnh hưởng đến vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang, UBND huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã triển khai xây dựng hai khu dân cư nông thôn mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ những người dân được giao đất định cư, mà cả những người dân không thuộc đối tượng giao đất cũng muốn chuyển đến định cư tại hai khu dân cư mới này.