Theo đó, trong đợt di dời này, toàn bộ 13 hộ dân với 59 nhân khẩu sinh sống theo diện dân di cư tự do trên núi Cheng Leng được cơ quan chức năng di chuyển về làng Hek dưới chân núi. Để thực hiện việc di dời, ngoài việc tuyên truyền, vận động các hộ dân trên núi Cheng Leng trở về, chính quyền xã Chư A Thai và huyện Phú Thiện cũng tổ chức nhiều buổi họp dân tại làng Hek để người dân đồng thuận, chấp nhận 13 hộ dân trên. Kinh phí của toàn bộ việc di dời khoảng 800 triệu đồng, phục vụ cho việc hỗ trợ đất ở; làm chuồng trại, kéo điện, nước và mua thêm một số nhu yếu phẩm cần thiết để các hộ dân sớm hòa nhập cộng đồng.
Tham gia hỗ trợ huyện Phú Thiện di dời làng trên núi Cheng Leng lần này, còn có 50 cán bộ, chiến sỹ của Trung đoàn Bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai. Trung tá Nguyễn Thành Dũng, Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn Bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai cho biết, do đường xa, khó đi, phải vượt qua nhiều đèo, dốc, khe suối nên công tác vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đơn vị đã sâu sát trong công tác chỉ huy, đảm bảo an toàn cho các cán bộ, chiến sỹ cũng như việc vận chuyển nhà và các dụng cụ sinh hoạt của nhân dân.
Theo chủ trương của tỉnh Gia Lai, sau khi đưa các hộ dân trên núi Cheng Leng về sinh sống tại làng Hek, chính quyền địa phương sẽ tiến hành rà soát, lấy thông tin để làm giấy tờ tùy thân như Chứng minh thư nhân dân, Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu,… Bên cạnh đó, toàn bộ diện tích đất canh tác của người dân trên núi Cheng Leng (cách làng Hek 4km đường rừng) vẫn được giữ lại để các hộ dân tiếp tục canh tác nông nghiệp. Chính quyền xã Chư A Thai sẽ phối hợp chặt chẽ với Già làng, người có uy tín tại làng Hek để quản lý, hỗ trợ, tránh tái diễn tình trạng bỏ làng lên núi của những hộ dân này như trước kia.
Vợ chồng ông Rơ Mah Krông (sinh năm 1962) cho biết, do thiếu đất sản xuất, ông và gia đình lên núi Cheng Leng sinh sống từ năm 1985. Ở trên núi, tuy trồng mì, lúa, đậu xanh đủ ăn, song cuộc sống gặp nhiều khó khăn do không có điện, đường, trường, trạm cũng như các dịch vụ xã hội khác. Vợ chồng ông có 5 người con, nhưng không ai được đi học. “Bây giờ được Nhà nước đưa về làng sinh sống, gia đình mình vui lắm. Có được nhà cửa ổn định, được cấp giấy tờ, được khám chữa bệnh, hai đứa con út đều được đến trường học chữ, cuộc sống đỡ vất vả hơn nhiều rồi”, ông Rơ Mah Krông vui vẻ nói.
Theo thống kê của xã Chư A Thai, sau khi đưa 13 hộ dân trên trở về, xã đã rà soát và đưa 12 em nhỏ có độ tuổi từ 6 đến 13 đến học lớp 1 tại Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Nay Der, xã Chư A Thai, bắt đầu từ năm học 2018 – 2019. Các em sẽ được học theo diện bán trú, với mục tiêu trước mắt là xóa mù chữ, nâng cao nhận thức cho các em.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện cho biết, sau khi đưa người dân trên núi trở về làng Hek, huyện đã chuẩn bị tất cả các điều kiện để cho người dân ổn định đời sống. “Chúng tôi đã chuẩn bị quỹ đất để bố trí nhà cửa cho người dân ở, xây dựng các cơ sở hạ tầng để phục vụ đời sống, tạo điều kiện để người dân tăng gia sản xuất, làm các mô hình vườn mẫu, hỗ trợ làm chuồng trại, ổn định cuộc sống lâu dài. Đồng thời cũng đưa con em của họ đến các điểm trường học gần nhất để các cháu được học tập, thực hiện các chế độ chính sách với đồng bào dân tộc, giúp người dân ổn định đời sống lâu dài”, ông Tuấn cho biết thêm.
Trước đó, tháng 5/2018, TTXVN và một số cơ quan báo chí đã phản ánh về tình trạng làng “5 không” trên núi Cheng Leng, tức không điện, không đường, không trường, không trạm và cũng không có tương lai. Tình trạng này cho thấy, việc di dân tự do đang diễn ra hết sức phức tạp tại Gia Lai. Với nỗ lực, sự quyết tâm của chính quyền địa phương, tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Phú Thiện nói riêng đã đưa được các hộ dân sinh sống trên núi Cheng Leng trở về với cộng đồng.
Cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn Bộ binh 991, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai hỗ trợ bà con dựng nhà tại làng Hek. Ảnh: Dư Toán - TTXVN |
Tham gia hỗ trợ huyện Phú Thiện di dời làng trên núi Cheng Leng lần này, còn có 50 cán bộ, chiến sỹ của Trung đoàn Bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai. Trung tá Nguyễn Thành Dũng, Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn Bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai cho biết, do đường xa, khó đi, phải vượt qua nhiều đèo, dốc, khe suối nên công tác vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đơn vị đã sâu sát trong công tác chỉ huy, đảm bảo an toàn cho các cán bộ, chiến sỹ cũng như việc vận chuyển nhà và các dụng cụ sinh hoạt của nhân dân.
Theo chủ trương của tỉnh Gia Lai, sau khi đưa các hộ dân trên núi Cheng Leng về sinh sống tại làng Hek, chính quyền địa phương sẽ tiến hành rà soát, lấy thông tin để làm giấy tờ tùy thân như Chứng minh thư nhân dân, Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu,… Bên cạnh đó, toàn bộ diện tích đất canh tác của người dân trên núi Cheng Leng (cách làng Hek 4km đường rừng) vẫn được giữ lại để các hộ dân tiếp tục canh tác nông nghiệp. Chính quyền xã Chư A Thai sẽ phối hợp chặt chẽ với Già làng, người có uy tín tại làng Hek để quản lý, hỗ trợ, tránh tái diễn tình trạng bỏ làng lên núi của những hộ dân này như trước kia.
Cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn Bộ binh 991, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai hỗ trợ bà con dựng nhà tại làng Hek. Ảnh: Dư Toán - TTXVN |
Vợ chồng ông Rơ Mah Krông (sinh năm 1962) cho biết, do thiếu đất sản xuất, ông và gia đình lên núi Cheng Leng sinh sống từ năm 1985. Ở trên núi, tuy trồng mì, lúa, đậu xanh đủ ăn, song cuộc sống gặp nhiều khó khăn do không có điện, đường, trường, trạm cũng như các dịch vụ xã hội khác. Vợ chồng ông có 5 người con, nhưng không ai được đi học. “Bây giờ được Nhà nước đưa về làng sinh sống, gia đình mình vui lắm. Có được nhà cửa ổn định, được cấp giấy tờ, được khám chữa bệnh, hai đứa con út đều được đến trường học chữ, cuộc sống đỡ vất vả hơn nhiều rồi”, ông Rơ Mah Krông vui vẻ nói.
Theo thống kê của xã Chư A Thai, sau khi đưa 13 hộ dân trên trở về, xã đã rà soát và đưa 12 em nhỏ có độ tuổi từ 6 đến 13 đến học lớp 1 tại Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Nay Der, xã Chư A Thai, bắt đầu từ năm học 2018 – 2019. Các em sẽ được học theo diện bán trú, với mục tiêu trước mắt là xóa mù chữ, nâng cao nhận thức cho các em.
Người dân trên núi Cheng Leng sinh hoạt trong những căn nhà mới dựng tại làng Hek. Ảnh: Dư Toán - TTXVN |
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện cho biết, sau khi đưa người dân trên núi trở về làng Hek, huyện đã chuẩn bị tất cả các điều kiện để cho người dân ổn định đời sống. “Chúng tôi đã chuẩn bị quỹ đất để bố trí nhà cửa cho người dân ở, xây dựng các cơ sở hạ tầng để phục vụ đời sống, tạo điều kiện để người dân tăng gia sản xuất, làm các mô hình vườn mẫu, hỗ trợ làm chuồng trại, ổn định cuộc sống lâu dài. Đồng thời cũng đưa con em của họ đến các điểm trường học gần nhất để các cháu được học tập, thực hiện các chế độ chính sách với đồng bào dân tộc, giúp người dân ổn định đời sống lâu dài”, ông Tuấn cho biết thêm.
Trước đó, tháng 5/2018, TTXVN và một số cơ quan báo chí đã phản ánh về tình trạng làng “5 không” trên núi Cheng Leng, tức không điện, không đường, không trường, không trạm và cũng không có tương lai. Tình trạng này cho thấy, việc di dân tự do đang diễn ra hết sức phức tạp tại Gia Lai. Với nỗ lực, sự quyết tâm của chính quyền địa phương, tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Phú Thiện nói riêng đã đưa được các hộ dân sinh sống trên núi Cheng Leng trở về với cộng đồng.
Dư Toán