Để người dân ở những khu vực khó khăn tỉnh Lào Cai được đón tết Ất Tỵ ấm cúng hơn trong những ngày đông giá rét, cán bộ, nhân viên điện lực Lào Cai đã nỗ lực thi công, vượt qua nhiều khó khăn do thời tiết để có thể kịp thời cấp điện lưới Quốc gia cho một số địa phương cuối cùng ở địa phương này.
Những ngày gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, niềm vui của 105 hộ đồng bào dân tộc Mông và Dao, thôn Vàng On, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) được nhân lên gấp bội bởi sau 30 năm bà con nơi đây mới được sử dụng điện lưới quốc gia.
Trước thềm Tết Giáp Thìn năm 2024, người dân khu vực biên giới hai xã Tân Trạch và Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) hân hoan, phấn khởi đón nhận niềm vui lớn khi có điện lưới Quốc gia sau nhiều năm chờ đợi. Đây là sự nỗ lực lớn và là một bước tiến quan trọng trong việc quan tâm, chăm lo cải thiện đời sống, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh chính trị ở khu vực biên giới của tỉnh.
Ngày 19/12, Công ty Điện lực Lào Cai đã tổ chức đóng điện, chính thức đưa lưới điện quốc gia đến 54 hộ dân Bản Giàng - thôn khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Tại nhiều xã vùng sâu, vùng xa tỉnh Quảng Bình, do địa hình đồi núi phức tạp, hạ tầng yếu kém nên chưa có điện lưới quốc gia, đây là rào cản lớn trong chuyển đổi số trong thời gian qua và sắp tới.
Nằm cách trung tâm thành phố Vinh gần 300 km, Keng Đu là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Đồng bào nơi đây chủ yếu là dân tộc Khơ Mú, kinh tế chủ yếu dựa vào nương rẫy, chăn nuôi nhỏ nên cuộc sống rất khó khăn.
Hàng chục hộ đồng bào H’rê sinh sống tại hai tổ Đèo Ải và Đồng Lớn, thôn Nước Đang, xã Ba Trang, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đang mong mỏi có điện lưới quốc gia cho sinh hoạt, sản xuất, nhằm cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, hành trình ấy còn vô vàn khó khăn khi tại đây chưa có công trình điện lưới xây dựng.
Chiều 28/3, Công ty Điện lực Lai Châu tổ chức đóng điện trạm biến áp Nậm Cầy 3 cho 110 hộ dân ở bản Nậm Cầy, xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
Tết này, gần 300 hộ dân của các thôn Khuẩy Ma, Tấu Lìn và Bum Kẹn, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, niềm vui như được nhân lên khi sau 27 năm lần đầu tiên bà con nơi đây được sử dụng điện lưới quốc gia.
Những ngày Tết Nguyên đán, niềm vui của người dân ở thôn Nà Tằm, xã Nậm Ban, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) như được nhân lên gấp bội khi dòng điện lưới quốc gia đã đến với thôn vùng cao này.
Ngày 30/12, tỉnh Sơn La đã tổ chức đóng điện công trình cấp điện lưới quốc gia cho 256 hộ đồng bào dân tộc tại 5 bản thuộc xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn. Công trình do Sở Công Thương tỉnh làm chủ đầu tư, Công ty Điện lực Sơn La quản lý dự án. Các bản được đóng điện đợt này đều rất khó khăn của huyện Mai Sơn. Như vậy, đến nay, 100% số hộ tại các bản của xã Chiềng Kheo đã được sử dụng điện lưới quốc gia.
Năm 1973, hưởng ứng phong trào đi khai hoang của Tổ quốc, 19 hộ dân ở huyện Hưng Hà (Thái Bình) tới thôn Sơn Thủy, xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) lập nghiệp, xây dựng đời sống mới. Sinh sống trên vùng đất mới đã gần 50 năm, cũng là khoảng thời gian người dân thôn Sơn Thủy chịu cảnh thiếu điện, sống trong ánh đèn dầu leo lét, ánh điện phập phù kéo tạm. Giờ đây, người dân thôn Sơn Thủy đã thỏa niềm mơ ước bấy lâu khi nguồn điện lưới quốc gia đã về tới từng hộ gia đình. Cuộc sống của họ đã đổi thay.
Ngày 31/8, tỉnh Sơn La đã tổ chức đóng điện công trình cấp điện lưới quốc gia cho 53 hộ đồng bào dân tộc Mông ở bản Bãi Tám, xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn. Công trình do Sở Công Thương tỉnh làm chủ đầu tư, Công ty Điện lực Sơn La quản lý dự án. Đây là công trình thuộc gói thầu 2634-W30 cấp điện cho các xã Nà Ớt, Chiềng Sung, Phiêng Cằm của huyện Mai Sơn.
Công ty Điện lực Sơn La cho biết, Điện lực Sông Mã (Công ty Điện lực Sơn La) đã đóng điện và đưa vào sử dụng Trạm biến áp Ten Ư cấp điện cho 57 hộ dân bản Ten Ư, xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã vào ngày 19/5. Đây là công trình thuộc dự án cấp điện nông thôn lưới điện quốc gia tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2020 do Sở Công Thương làm chủ đầu tư, Công ty Điện lực Sơn La quản lý A dự án.
Hòa chung không khí rộn ràng vào những ngày đầu tháng 9, khi cả nước kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2/9, nhân dân, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang và giáo viên trên đảo Trần, xã Thanh Lân, huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) đón thêm một niềm vui lớn - dòng điện lưới quốc gia ra đảo đã chính thức được đóng cầu dao, nối dòng thông suốt.
Thực hiện nhiệm vụ Dự án cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện tỉnh Lai Châu, ngành Điện lực gấp rút đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cấp điện lưới Quốc gia cho các bản ở vùng khó khăn: Nậm Vạc 1, Nậm Vạc 2 (xã Nậm Ban), Nậm Nàn 1, Nậm Nàn 2 (xã Nậm Manh) của huyện Nậm Nhùn. Ánh điện về, tiếng ti vi, máy xay xát… rộn ràng, đồng bào dân tộc phấn khởi, vui tươi đón Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020.
Ngày 12/1, tại bản Cang, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, Công ty Điện lực Sơn La phối hợp với Sở Công Thương tổ chức nghiệm thu, đóng điện các trạm biến áp thuộc dự cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. Thông qua đó, hơn 330 hộ dân đang sinh sống tại 4 bản thuộc xã Chiềng Hặc đã được cấp điện trước dịp Tết Nguyên đán.
Điện lực Sơn Hà (Công ty Điện lực Quảng Ngãi) đang gấp rút lắp đặt 2 trạm biến áp có dung lượng 50kVar và gần 1.500 mét đường dây hạ áp ở thôn Làng Bưng, xã Sơn Ba với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng để bà con nơi đây sớm có điện sử dụng trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Những ngày này, khi đất trời Tây Bắc đang chuyển mình vào Xuân, niềm hạnh phúc của mỗi người dân nơi vùng biên cương cực Tây Tổ quốc - huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - như được nhân lên bội phần. Bởi sau gần 10 năm định cư, đến nay nguồn điện lưới quốc gia đã về tới bản làng, thắp sáng vùng biên, tạo một tiền đề vững chắc để người dân phát triển kinh tế, xây dựng bản làng ngày một ấm no, khởi sắc. Công trình cấp điện cho 15 điểm bản thuộc địa bàn các xã Sín Thầu, Chung Chải, Mường Nhé, Mường Toong và Pá Mỳ của huyện Mường Nhé hoàn thành, đóng điện đưa điện lưới quốc gia đi vào sử dụng đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với người dân trong khu vực được thụ hưởng nói riêng, của huyện Mường Nhé nói chung.
Hiện ở những thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Quan Hóa (Thanh Hóa) đang có khoảng 1.300 hộ dân sống tại 8 bản và 12 cụm dân cư vẫn chưa có điện lưới quốc gia để thắp sáng và phục vụ cuộc sống hàng ngày. Hiện cuộc sống của các hộ dân nơi đây đang rất khó khăn, không có điện, họ phải đốt củi, đóm, một số hộ có điều kiện đã tự chế máy phát điện hoặc thắp tạm bóng đèn pin lấy chút ánh sáng để xua đi bóng tối giữa núi rừng.
Với địa hình nhiều kênh, rạch, tỉnh Hậu Giang gặp những khó khăn nhất định trong việc phát triển lưới điện nông thôn. Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã có nhiều nỗ lực nâng cao số hộ sử dụng điện lưới quốc gia, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân vùng sâu, vùng xa.
Ngày 7/12, Công ty Điện lực Đắk Lắk tổ chức Lễ đóng điện đường dây trung hạ áp và trạm biến áp cấp điện cho hơn 40 hộ dân thôn Nà Ven, xã Ea Wer, huyện biên giới Buôn Đôn (Đắk Lắk). Sau hơn 30 năm phải sử dụng đèn dầu, điện từ bình ắc quy…, người dân thôn Nà Ven đã được sử dụng điện lưới quốc gia để phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
Sở Công thương tỉnh Phú Thọ vừa phối hợp với Điện lực Phú Thọ và Chi nhánh điện huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) tổ chức đóng điện, đưa điện lưới Quốc gia về với đồng bào dân tộc Dao ở các khu đặc biệt khó khăn Chen, Chự, Hồ thuộc xã Yên Sơn (Thanh Sơn).
Với mong muốn đưa điện đến được các buôn làng xa xôi, để bà con có điều kiện nâng cao dân trí, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống, Công ty Điện lực Đắk Nông đã tiếp tục sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư phát triển lưới điện tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đáp ứng tốt nhất nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng) 100% số xã, 99,29% thôn, buôn, bon, làng có điện lưới quốc gia; 98,2% số hộ gia đình đồng bào các dân tộc sử dụng điện an toàn.
Mặc dù đã hơn chục ngày được sử dụng dòng điện quốc gia nhưng đến nay, người dân xã đảo Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang) vẫn còn rất phấn khởi vui mừng . Đây là dự án thứ ba xây dựng đường dây trên không vượt biển mà Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVN SPC) đầu tư xây dựng, sau dự án đưa điện ra đảo Hòn Tre và đảo Lại Sơn (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang), có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế biển và xây dựng hệ thống đảo trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền vùng biển phía Nam.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, năm 2016, Tập đoàn đã hoàn thành nhiều công trình nguồn và lưới điện trọng điểm nhằm tăng năng lực cấp điện cho hệ thống điện Quốc gia với khối lượng đầu tư đạt khoảng134.858 tỷ đồng, bằng101,8% kế hoạch. Giá trị đầu tư của EVN bằng 9% tổng đầu tư toàn xã hội.
Theo ông Nguyễn Văn Thân, Giám đốc Công ty Điện lực Đắk Lắk, hiện địa phương có 100% số xã, phường, thị trấn (184/184) và trên 97% số hộ nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia, phục vụ tốt yêu cầu sản xuất, đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.