Cánh đồng muối Sa Huỳnh nằm ở phía Đông Bắc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ có diện tích sản xuất 116 ha với 570 hộ chuyên làm nghề muối. Sản lượng hàng năm đạt 9.000 tấn.
Hiện nay, tại đây đang đang có hơn 3.000 tấn, chiếm khoảng 30% tổng lượng muối sản xuất ra không tiêu thụ được gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của diêm dân và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ông Lê A, ở thôn Long Thạnh 1 chỉ cho chúng tôi kho chứa muối của gia đình, buồn rầu nói: "Bao đời nay, gia đình tôi đều làm muối nhưng chưa có năm nào giá muối rớt thê thảm như mùa vụ muối năm nay. Giá muối xuống quá thấp, thậm chí còn không bù lại tiền đầu tư nói gì đến tiền nhân công. Với cái đà này, hàng chục tấn muối của gia đình phải bỏ không chứ có bán cũng chẳng thấm vào đâu so với công sức mà chúng tôi đã bỏ ra".
Ông Giả Tấn Tàu, Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ cho biết: Hiện với mức giá 28.000 đồng/50kg (560 đồng/kg muối), mức giá quá thấp không thể bù với nhân công đã làm cho hàng trăm người dân sinh sống bằng nghề làm muối ở cánh đồng muối Sa Huỳnh điêu đứng. Nhiều người dân phải đi làm thuê ở nơi khác.
Trước khó khăn trên, huyện Đức Phổ cũng đã có văn bản gửi Cục chế biến Nông lâm Thủy sản và Nghề muối, Tổng công ty Lương thực miền Bắc và UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai mua tạm trữ muối cho diêm dân đồng muối Sa Huỳnh. Theo đó, lãnh đạo huyện đề nghị các đơn vị tiến hành thu mua muối tạm trữ cho diêm dân Sa Huỳnh theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4867/VPCP-KTTH ngày 16/6/2016 yêu cầu Tổng công ty lương thực miền Bắc thu mua muối tạm trữ cho diêm dân, Hợp tác xã, tổ hợp tác muối sản xuất ra từ ngày 1/7/2016. Tuy nhiên, đến nay chưa có tổ chức, công ty nào đến tiếp cận với 2 Hợp tác xã muối Phổ Thạnh để phối hợp thu mua muối cho diêm dân địa phương.
Ông Lê Thanh Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ cho biết, nghề làm muối ở Sa Huỳnh có từ lâu đời nhưng chủ yếu sản xuất theo phương thức thủ công, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư theo hướng công nghiệp, do đó nghề làm muối ở đây luôn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết. Những năm gần đây, do giá muối nguyên liệu luôn biến động giảm, đặc biệt nhà máy chế biến muối tinh chất lượng cao Sa Huỳnh đã ngưng hoạt động, người làm muối phải tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ; giá muối khi bán ra lại thấp hơn chi phí đầu tư dẫn đến thua lỗ. Do vậy một số diêm dân đã bỏ ruộng không sản xuất muối.
Phó chủ tịch UBND huyện Lê Thanh Tân khẳng định, về lâu dài, huyện cũng đã có đề án cải tạo lại cánh đồng muối Sa Huỳnh và đang tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho ngư dân và tìm kiếm đối tác để xây dựng, khôi phục lại Nhà máy chế biến muối tinh chất lượng cao để diêm dân ổn định cuộc sống và làm giàu trên chính cánh đồng muối truyền thống của diêm dân./.
Hiện nay, tại đây đang đang có hơn 3.000 tấn, chiếm khoảng 30% tổng lượng muối sản xuất ra không tiêu thụ được gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của diêm dân và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ông Lê A, ở thôn Long Thạnh 1 chỉ cho chúng tôi kho chứa muối của gia đình, buồn rầu nói: "Bao đời nay, gia đình tôi đều làm muối nhưng chưa có năm nào giá muối rớt thê thảm như mùa vụ muối năm nay. Giá muối xuống quá thấp, thậm chí còn không bù lại tiền đầu tư nói gì đến tiền nhân công. Với cái đà này, hàng chục tấn muối của gia đình phải bỏ không chứ có bán cũng chẳng thấm vào đâu so với công sức mà chúng tôi đã bỏ ra".
Ảnh minh họa |
Ông Giả Tấn Tàu, Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ cho biết: Hiện với mức giá 28.000 đồng/50kg (560 đồng/kg muối), mức giá quá thấp không thể bù với nhân công đã làm cho hàng trăm người dân sinh sống bằng nghề làm muối ở cánh đồng muối Sa Huỳnh điêu đứng. Nhiều người dân phải đi làm thuê ở nơi khác.
Trước khó khăn trên, huyện Đức Phổ cũng đã có văn bản gửi Cục chế biến Nông lâm Thủy sản và Nghề muối, Tổng công ty Lương thực miền Bắc và UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai mua tạm trữ muối cho diêm dân đồng muối Sa Huỳnh. Theo đó, lãnh đạo huyện đề nghị các đơn vị tiến hành thu mua muối tạm trữ cho diêm dân Sa Huỳnh theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4867/VPCP-KTTH ngày 16/6/2016 yêu cầu Tổng công ty lương thực miền Bắc thu mua muối tạm trữ cho diêm dân, Hợp tác xã, tổ hợp tác muối sản xuất ra từ ngày 1/7/2016. Tuy nhiên, đến nay chưa có tổ chức, công ty nào đến tiếp cận với 2 Hợp tác xã muối Phổ Thạnh để phối hợp thu mua muối cho diêm dân địa phương.
Ông Lê Thanh Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ cho biết, nghề làm muối ở Sa Huỳnh có từ lâu đời nhưng chủ yếu sản xuất theo phương thức thủ công, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư theo hướng công nghiệp, do đó nghề làm muối ở đây luôn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết. Những năm gần đây, do giá muối nguyên liệu luôn biến động giảm, đặc biệt nhà máy chế biến muối tinh chất lượng cao Sa Huỳnh đã ngưng hoạt động, người làm muối phải tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ; giá muối khi bán ra lại thấp hơn chi phí đầu tư dẫn đến thua lỗ. Do vậy một số diêm dân đã bỏ ruộng không sản xuất muối.
Phó chủ tịch UBND huyện Lê Thanh Tân khẳng định, về lâu dài, huyện cũng đã có đề án cải tạo lại cánh đồng muối Sa Huỳnh và đang tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho ngư dân và tìm kiếm đối tác để xây dựng, khôi phục lại Nhà máy chế biến muối tinh chất lượng cao để diêm dân ổn định cuộc sống và làm giàu trên chính cánh đồng muối truyền thống của diêm dân./.