Bộ Y tế cho biết, ngày 2/4, cả nước ghi nhận 37 bệnh nhân tử vong, trong đó tại Hà Nội (4 ca), Quảng Ninh, Trà Vinh (mỗi tỉnh 3 ca), các địa phương khác từ 1-2 ca tử vong trong ngày. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 44 ca/ngày.
Theo Bộ Y tế, số ca mắc mới COVID-19 hiện nay chủ yếu do biến thể BA.2 của biến chủng Omicron làm lây lan nhanh hơn, tuy nhiên ít tăng nặng hơn. Do tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỷ lệ tử vong/mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu.
Tính từ 16 giờ ngày 1/4 đến 16 giờ ngày 2/4, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 65.619 ca mắc mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 65.616 ca ghi nhận trong nước (giảm 6.939 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 42.193 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (7.423 ca), Đắk Lắk (3.999 ca), Nghệ An (2.911 ca), Yên Bái (2.883 ca), Phú Thọ (2.770 ca), Bắc Giang (2.439 ca), Quảng Ninh (2.378 ca), Lào Cai (2.283 ca), Hà Giang (2.016 ca), Thái Bình (1.911 ca), Quảng Bình (1.857 ca), Bắc Ninh (1.758 ca), Vĩnh Phúc (1.706 ca), Lạng Sơn (1.668 ca), Tuyên Quang (1.497 ca), Bắc Kạn (1.479 ca), Sơn La (1.319 ca), Hà Nam (1.158 ca), Thái Nguyên (1.134 ca), Cao Bằng (1.111 ca), Hải Dương (1.088 ca), Vĩnh Long (988 ca), Cà Mau (978 ca), Hưng Yên (956 ca), Lâm Đồng (936 ca), Lai Châu (877 ca), Bình Định (834 ca), Bình Dương (748 ca), Quảng Trị (747 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (746 ca), Tây Ninh (737 ca), Bình Phước (728 ca), Hà Tĩnh (715 ca), Điện Biên (661 ca), Hòa Bình (661 ca), Ninh Bình (648 ca), Quảng Ngãi (618 ca), Nam Định (571 ca), Thừa Thiên Huế (563 ca), Bến Tre (557 ca), Đà Nẵng (525 ca), Đắk Nông (481 ca), Thanh Hóa (465 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (412 ca), Phú Yên (358 ca), Trà Vinh (342 ca), Hải Phòng (302 ca), Khánh Hòa (294 ca), Bình Thuận (264 ca), Quảng Nam (259 ca), An Giang (150 ca), Kiên Giang (146 ca), Bạc Liêu (140 ca), Kon Tum (121 ca), Long An (115 ca), Cần Thơ (80 ca), Đồng Nai (40 ca), Đồng Tháp (26 ca), Hậu Giang (16 ca), Ninh Thuận (13 ca), Tiền Giang (10 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lào Cai (521 ca), Vĩnh Phúc (496 ca), Hòa Bình (435 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (900 ca), Bắc Ninh (383 ca), Bình Phước (61 ca).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 81.203 ca/ngày.
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 9.716.282 ca mắc, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 98.279 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc ghi nhận trong nước là 9.708.545 ca, trong đó có 7.710.537 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.489.939 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (596.056 ca), Nghệ An (398.008 ca), Bình Dương (378.296 ca), Hải Dương (346.361 ca).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 106.878 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 7.713.354 ca.
Cả nước chỉ còn 2.276 bệnh nhân nặng đang điều trị tại các cơ sở y tế.
Trong ngày cũng ghi nhận 37 bệnh nhân tử vong, trong đó tại Hà Nội (4 ca), Quảng Ninh, Trà Vinh (mỗi tỉnh 3 ca), các địa phương khác chỉ từ 1-2 ca tử vong trong ngày.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 44 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.563 ca, chiếm 0,4% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Trong ngày 1/4 có 122.687 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 206.460.876 liều; trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 189.274.809 liều: mũi 1 là 71.244.033 liều; mũi 2 là 68.057.886 liều; mũi 3 là 1.509.253 liều; mũi bổ sung là 14.935.954 liều; mũi nhắc lại là 33.527.683 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.186.067 liều: mũi 1 là 8.808.028 liều; mũi 2 là 8.378.039 liều.
* Đã có 1.000 người được cấp hộ chiếu vaccine
Tính đến cuối tháng 3/2022 đã có 1.000 người tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai, có nhu cầu hộ chiếu vaccine để đi công tác, du lịch... đã được cấp hộ chiếu. Đây là những người đầu tiên ở Việt Nam được cấp hộ chiếu vaccine.
Theo Bộ Y tế, qua thí điểm ban đầu cho thấy trình tự cấp theo quy định của Bộ ban hành tháng 12/2021 đảm bảo thông suốt để cấp chứng nhận tiêm chủng theo định dạng chuẩn quốc tế cho người có nhu cầu.
Dự kiến đầu tuần tới, Bộ Y tế sẽ tổ chức hội nghị triển khai cấp hộ chiếu vaccine cho 63/63 tỉnh thành và sẽ bắt đầu chính thức cấp hộ chiếu vaccine rộng rãi ngay sau đó.
Ông Nguyễn Bá Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu y tế, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết, hộ chiếu vaccine bản chất là chứng nhận tiêm vaccine điện tử.
Trên chứng nhận này có đầy đủ thông tin của người tiêm chủng gồm: Họ và tên; Ngày tháng năm sinh; Quốc tịch; Bệnh dịch mà chứng nhận nhắm tới; Số mũi tiêm đã nhận; Ngày tiêm; Liều số; Vaccine; Sản phẩm vaccine; Nhà cung cấp hoặc sản xuất vaccine; Mã số của chứng nhận.
"Bản chất của hộ chiếu vaccine điện tử là mỗi người dân sẽ có mã QR giống như mã QR trên ứng dụng PC-COVID hiện nay, chỉ khác là chúng ta sử dụng các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới và Liên minh châu Âu để có thể xác minh thông tin lẫn nhau khi ra nước ngoài", Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu y tế, Cục Công nghệ thông tin cho biết thêm.
PV