Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 15/5 đến 16 giờ ngày 16/5, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.550 ca mắc mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 1.548 ca ghi nhận trong nước (giảm 46 ca so với ngày trước đó) tại 48 tỉnh, thành phố (có 1.355 ca trong cộng đồng).
Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 9/5 đến 16 giờ ngày 10/5, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 2.855 ca mắc mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 2.854 ca trong nước (tăng 679 ca so với ngày trước đó) tại 52 tỉnh, thành phố (có 2.467 ca trong cộng đồng).
Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 27/4 đến 16 giờ ngày 28/4, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 7.116 ca mắc mới trong nước (giảm 888 ca so với ngày trước đó) tại 58 tỉnh, thành phố (có 5.862 ca trong cộng đồng).
Bộ Y tế cho biết, từ ngày 8/4, các cơ sở tiêm chủng trên cả nước chuẩn bị các điều kiện cần thiết, triển khai ký số chứng nhận tiêm chủng COVID-19 để Bộ Y tế tiến hành cấp “Hộ chiếu vaccine” cho người dân dự kiến bắt đầu từ ngày 15/4/2022.
Sáng 4/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến hướng dẫn triển khai cấp "Hộ chiếu vaccine" và quán triệt việc bổ sung, xác thực thông tin tiêm vaccine phòng COVID-19 đến các cơ sở y tế trong cả nước.
Bộ Y tế cho biết, ngày 2/4, cả nước ghi nhận 37 bệnh nhân tử vong, trong đó tại Hà Nội (4 ca), Quảng Ninh, Trà Vinh (mỗi tỉnh 3 ca), các địa phương khác từ 1-2 ca tử vong trong ngày. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 44 ca/ngày.
Để người dân có thể đi lại thuận tiện hơn trong thời gian dịch COVID-19, Bộ Y tế mới đây đã có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông về việc triển khai cấp "hộ chiếu vaccine" cho người dân.
Trước đây từng có những tin đồn về việc phát triển hộ chiếu ngừa COVID-19 dưới dạng vi mạch có thể cấy vào cơ thể, song tin đồn này đã bị bác bỏ, coi đây chỉ là “thuyết âm mưu”. Tuy nhiên, giờ đây ý tưởng này đã trở thành hiện thực sau khi công ty công nghệ Epicenter của Thụy Điển đã chào hàng vi mạch được cấy vào cơ thể có thể sử dụng như một hộ chiếu vaccine.
Sau thời gian dài "đóng băng" vì dịch COVID-19, cuối tháng 11/2021, nước ta đã bắt đầu thí điểm đón khách quốc tế trở lại ở một số vùng du lịch trọng điểm. Du lịch nội địa đã có những bước khởi sắc đáng kể. Yếu tố an toàn cho du khách, doanh nghiệp và điểm đến du lịch luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Dịch COVID-19 ở Việt Nam vẫn đang trong tầm kiểm soát cũng là điều kiện thuận lợi mở ra cơ hội lớn cho ngành Du lịch phục hồi và phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Đúng 12 giờ ngày 20/11, tại Sân bay quốc tế thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, chuyến bay VJ3749 của Hãng hàng không Vietjet đưa 204 du khách Hàn Quốc đến nghỉ dưỡng và du lịch tại Phú Quốc, chính thức hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. Đây là đoàn khách du lịch quốc tế đầu tiên đến với Phú Quốc trong giai đoạn "bình thường mới" sau gần 2 năm "đóng băng" dịch COVID-19.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Kiên Giang đã xây dựng kế hoạch và đang thực hiện thí điểm trong 6 tháng đón khách du lịch quốc tế đến thành phố đảo Phú Quốc với “hộ chiếu vaccine”.
Chiều 21/10, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao diễn ra theo hình thức trực tuyến, thông tin về quy trình công nhận và cấp giấy chứng nhận tiêm chủng hoặc hộ chiếu vaccine, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, theo tinh thần của Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, hiện nay Việt Nam đang tạm thời công nhận mẫu giấy chứng nhận tiêm chủng hay hộ chiếu vaccine của 72 quốc gia, vùng lãnh thổ đã được các quốc gia, vùng lãnh thổ này giới thiệu chính thức tới Bộ Ngoại giao.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, tối 8/10, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ thông báo nước này sẽ mở cửa với các du khách quốc tế có giấy chứng nhận tiêm các loại vaccine ngừa COVID-19 đã được các cơ quan quản lý của Mỹ hoặc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép.
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 6891/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc công nhận "Hộ chiếu vaccine".
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 6/9 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu, từ nay đến cuối năm cần thí điểm thu hút khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc, dự kiến đón 2-3 triệu lượt người.
Sau phiên họp về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 vào ngày 11/6, Bộ Chính trị đã kết luận về một số nhiệm vụ trọng tâm, trong dó có việc “nghiên cứu cho thí điểm sử dụng hộ chiếu vaccine với khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh, như Phú Quốc, Kiên Giang”.
Ngày 7/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản gửi Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 về việc đề nghị cấp sổ thông hành (Hộ chiếu vaccine) cho lái xe chở hàng xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới.
Chiều 5/5, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2021, lãnh đạo Bộ Y tế và các bộ, ngành đã trao đổi về việc triển khai hộ chiếu vaccine; các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Sáng 19/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp về “hộ chiếu vaccine COVID-19”.
"Hộ chiếu vaccine" là khái niệm mới dành để chứng nhận các trường hợp đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19. Trong số những trường hợp nhập cảnh về Việt Nam gần đây, có người có "hộ chiếu vaccine" nhưng theo quy định của Việt Nam, những người này vẫn phải cách ly 14 ngày và lấy 2 lần xét nghiệm.
Một liên minh các công ty công nghệ và các tổ chức y tế có tiếng trên thế giới đã công bố Sáng kiến cấp giấy chứng nhận vaccine (VCI), theo đó người được cấp chứng nhận này có thể sử dụng điện thoại thông minh để chứng thực việc bản thân đã được tiêm vaccine ngừa bệnh này. Tham gia sáng kiến VCI có Mayo Clinic, Microsoft, Oracle và Salesforce.