Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 8/5 đến 16 giờ ngày 9/5, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 2.175 ca mắc mới trong nước (giảm 93 ca so với ngày trước đó) tại 48 tỉnh, thành phố (có 1.767 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (601 ca), Quảng Ninh (116 ca), Phú Thọ (113 ca), Tuyên Quang (107 ca), Nghệ An (103 ca), Yên Bái (101 ca), Vĩnh Phúc (76 ca), Hải Dương (75 ca), Thái Bình (73 ca), Bắc Kạn (64 ca), Lào Cai (54 ca), Quảng Bình (50 ca), Hưng Yên (49 ca), Thái Nguyên (48 ca), Bắc Giang (46 ca), Lạng Sơn (38 ca), Hà Giang (37 ca), Quảng Ngãi (36 ca), Điện Biên (34 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (30 ca), Sơn La (29 ca), Đà Nẵng (28 ca), Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu (mỗi tỉnh 24 ca), Nam Định (23 ca), Hòa Bình (20 ca), Quảng Trị, Hà Nam, Lai Châu (mỗi tỉnh 18 ca), Thanh Hóa (16 ca), Cao Bằng (14 ca), Phú Yên (11 ca), Quảng Nam, Bình Định (mỗi tỉnh 9 ca), Đồng Tháp, Ninh Bình, Tây Ninh (mỗi tỉnh 8 ca), Bình Phước (7 ca), Bến Tre (6 ca), Khánh Hòa (5 ca), Thừa Thiên Huế (4 ca), Kiên Giang, Bình Dương, Trà Vinh, Cà Mau (mỗi tỉnh 3 ca), Vĩnh Long, Đồng Nai (mỗi tỉnh 2 ca), Cần Thơ (1 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (92 ca), Quảng Bình (47 ca), Lâm Đồng (41 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (263 ca), Hải Dương (46 ca), Quảng Ngãi (36 ca).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 3.101 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.678.359 ca mắc, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.911 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc ghi nhận trong nước là 10.670.608 ca, trong đó có 9.319.348 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.592.032 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (608.759 ca), Nghệ An (482.736 ca), Bắc Giang (385.845 ca), Bình Dương (383.520 ca).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 1.574 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.322.165 ca.
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 449 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ 371 ca; thở ô xy dòng cao HFNC 45 ca; thở máy không xâm lấn 4 ca; thở máy xâm lấn 27 ca; ECMO 2 ca.
Số bệnh nhân tử vong trong ngày là 1 ca tại Bắc Ninh.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 2 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.057 ca, chiếm 0,4% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), ca tử vong/1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Trong ngày 8/5 có 584.472 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 215.743.796 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 196.500.593 liều: mũi 1 là 71.452.868 liều; mũi 2 là 68.659.385 liều; mũi 3 là 1.505.956 liều; mũi bổ sung là 15.242.897 liều; mũi nhắc lại là 39.639.487 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi là 17.387.941 liều: mũi 1 là 8.911.953 liều; mũi 2 là 8.475.988 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là 1.855.262 liều (mũi 1).
Đến ngày 7/5, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phân bổ hơn 4,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các địa phương để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Theo Bộ Y tế, cần tiếp tục coi vaccine là "vũ khí chiến lược", là yếu tố quyết định, nền tảng trong phòng, chống dịch COVID-19; đẩy mạnh tiêm vaccine mũi 3 cho đối tượng được chỉ định tiêm trong quý II/2022; đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận, nhập khẩu và phân bổ vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, hoàn thành việc tiêm chủng trong quý II/2022 để bảo đảm an toàn cho trẻ trong kỳ nghỉ hè và chuẩn bị cho năm học mới.
PV