Dịch COVID-19: Ngày 2/1, 63 tỉnh, thành phố đều có ca mắc mới, Hà Nội vượt 2.000 ca/ngày

Dịch COVID-19: Ngày 2/1, 63 tỉnh, thành phố đều có ca mắc mới, Hà Nội vượt 2.000 ca/ngày

Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 1/1/2022 đến 16 giờ ngày 2/1/2022, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.948 ca mắc mới, trong đó 34 ca nhập cảnh và 16.914 ca ghi nhận trong nước (tăng 2.092 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố; có 11.948 ca trong cộng đồng.

Hà Nội đã bước qua con số hai nghìn ca trong một ngày và vẫn là địa phương có số mắc cao nhất cả nước. Trong ngày 2/1, số ca mắc của Hà Nội là 2.045 ca, tiếp đó là Hải Phòng (1.804 ca), Vĩnh Long (1.280 ca), Tây Ninh (946 ca), Bình Phước (782 ca), Khánh Hòa (780 ca), Cà Mau (619 ca), Bình Định (576 ca), Hải Dương (545 ca), Bạc Liêu (464 ca), Trà Vinh (452 ca), Bắc Ninh (403 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (384 ca), Thừa Thiên Huế (350 ca), Cần Thơ (293 ca), Lâm Đồng (240 ca), An Giang (235 ca), Hưng Yên (223 ca), Quảng Ninh (219 ca), Đà Nẵng (202 ca), Đắk Lắk (185 ca), Hậu Giang (184 ca), Sóc Trăng (171 ca), Kiên Giang (169 ca), Nghệ An (162 ca), Hà Giang (148 ca), Hòa Bình (147 ca), Gia Lai (146 ca), Bình Dương (145 ca), Quảng Trị (143 ca), Lạng Sơn (141 ca), Đồng Tháp (140 ca), Đồng Nai (139 ca), Quảng Nam (127 ca), Bến Tre (120 ca), Phú Yên (119 ca), Thanh Hóa (117 ca), Tiền Giang (115 ca), Quảng Ngãi (112 ca), Đắk Nông (105 ca), Ninh Bình (99 ca), Nam Định (93 ca), Vĩnh Phúc (92 ca), Bắc Giang (90 ca), Hà Nam (85 ca), Thái Nguyên (80 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (72 ca), Thái Bình (69 ca), Phú Thọ (65 ca), Quảng Bình (55 ca), Kon Tum (54 ca), Long An (51 ca), Sơn La (50 ca), Ninh Thuận (49 ca), Cao Bằng (46 ca), Lào Cai (41 ca), Bắc Kạn (39 ca), Tuyên Quang (24 ca), Bình Thuận (22 ca), Điện Biên (21 ca), Yên Bái (20 ca), Lai Châu (11 ca), Hà Tĩnh (9 ca).

Dịch COVID-19: Ngày 2/1, 63 tỉnh, thành phố đều có ca mắc mới, Hà Nội vượt 2.000 ca/ngày ảnh 1Người dân khai báo y tế để lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại huyện biên giới Mường Lát, Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đồng Tháp (265 ca), Bình Thuận (189 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (185 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (1.688 ca), Hải Dương (545 ca), Hà Nội (297 ca).

Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.479 ca/ngày.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 20 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1 ca), Quảng Nam (14 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (5 ca).

Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.763.040 ca mắc, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.878 ca mắc).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc mới ghi nhận trong nước là 1.757.254 ca, trong đó có 1.369.879 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (504.197 ca), Bình Dương (290.921 ca), Đồng Nai (98.060 ca), Tây Ninh (77.002 ca), Hà Nội (49.631 ca).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 14.420 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 1.372.696 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.746 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.771 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 988 ca; Thở máy không xâm lấn: 148 ca; Thở máy xâm lấn: 815 ca; ECMO: 24 ca.

Ngày 2/1, cả nước ghi nhận 221 ca tử vong; Tại Thành phố Hồ Chí Minh có 30 ca, trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Đồng Nai, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ (mỗi địa phương 1 ca).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (41 ca trong 2 ngày), An Giang (17 ca), Vĩnh Long (16 ca), Đồng Tháp, Cần Thơ (mỗi địa phương 15 ca), Tiền Giang (11 ca), Hậu Giang (9 ca), Tây Ninh, Hà Nội (mỗi địa phương 8 ca), Sóc Trăng, Bình Dương, Kiên Giang (mỗi địa phương 7 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (6 ca), Khánh Hòa (5 ca), Bạc Liêu (4 ca), Bình Thuận, Cà Mau (mỗi địa phương 3 ca), Nam Định, Trà Vinh (mỗi địa phương 2 ca), Nghệ An, Đắk Lắk, Hà Giang, Gia Lai, Long An (mỗi địa phương 1 ca).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 224 ca/ngày.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 32.831 ca, chiếm 1,9% so với tổng số ca mắc.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.497.557 mẫu tương đương 75.084.610 lượt người.

Trong ngày 1/1 có 592.352 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 152.818.575 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.716.536 liều, tiêm mũi 2 là 69.065.759 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 6.036.280 liều.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra rằng các kháng thể sẽ suy giảm theo thời gian, khả năng sinh miễn dịch của một số loại vaccine cho thấy các kháng thể sẽ tồn tại ít nhất 6 tháng. Mặc dù vaccine có thể mất khả năng bảo vệ chống lại việc nhiễm SARS-CoV-2 theo thời gian, nhưng khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng vẫn được duy trì lâu dài. Việc tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19 là cần thiết, 2 liều này được WHO định nghĩa như sau:

Liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19: Là liều vaccine được sử dụng cho những người đã hoàn thành đủ số mũi tiêm cơ bản theo hướng dẫn của nhà sản xuất vaccine (có thể là một hoặc hai liều vaccine COVID-19 tùy thuộc vào loại vaccine). Mục tiêu của liều nhắc lại này là khôi phục hiệu quả của vaccine mà từ đó được coi là không còn đủ hiệu quả bảo vệ nữa.

Liều bổ sung vaccine phòng COVID-19: Có thể cần thêm liều bổ sung của vaccine cho những người mà tỷ lệ đáp ứng miễn dịch được coi là không đủ sau khi đã tiêm đủ số mũi tiêm của liều cơ bản. Mục tiêu của liều bổ sung này là tối ưu hóa hoặc tăng cường đáp ứng miễn dịch để thiết lập mức hiệu quả bảo vệ đủ để chống lại COVID-19. Đặc biệt, đối với những người bị suy giảm miễn dịch hay người cao tuổi thường không đạt được phản ứng miễn dịch đủ để bảo vệ sau khi đã tiêm đủ số mũi vaccine cơ bản.

Dịch COVID-19: Ngày 2/1, 63 tỉnh, thành phố đều có ca mắc mới, Hà Nội vượt 2.000 ca/ngày ảnh 2

PV

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, trong 4 năm (từ năm 2021 đến 2024), các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào trồng cây, trồng rừng do UBND tỉnh và các ngành, địa phương phát động.

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Các làng nghề không chỉ tạo việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho lao động tại chỗ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển làng nghề xen kẽ giữa khu dân cư đã và đang gây ra những hệ lụy không nhỏ về vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến hết ngày 3/4, có 53/54 tỉnh đã triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng, chống bệnh sởi được 762.320/800.719 đối tượng, đạt 95,2%. Đặc biệt, thành phố Cần Thơ do đã hoàn thành việc tiêm chủng cho các nhóm đối tượng đạt tỷ lệ cao trong năm 2024 và đầu năm 2025 nên còn số ít đối tượng cần tiêm chủng và triển khai lồng ghép vào ngày tiêm chủng thường xuyên.

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Chiều 4/4, Tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Các khoa học Trái đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin, liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) có độ lớn từ 2.6 đến 3.4. Trận động đất mới nhất có độ lớn 3.4 xảy ra lúc 12 giờ 32 phút 38 giây ngày 4/4 (giờ Hà Nội) có tọa độ 14.790 độ Vĩ Bắc-108.275 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km; độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Sáng 4/4, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hai bệnh nhân được ghép thận từ chàng trai người Nùng hiến tặng đã khỏe mạnh, xuất viện về nhà sau hơn 1 tháng phẫu thuật. Đây là hai ca ghép thận từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực ghép tạng của đơn vị.

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Xác định vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tỉnh Ninh Thuận triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Các nỗ lực này tập trung vào việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 4/4/2025: Nam Bộ có nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 4/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn rét vào sáng sớm và đêm, nhưng ngày có nơi lên đến 29 độ C.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Một trong những điểm mới của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm nay đó là, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức xét tuyển để đảm bảo công bằng, minh bạch với tất cả thí sinh. Chiều 3/4, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí để làm rõ các thông tin liên quan đến quy định này.

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 3/4. Theo đó, giá xăng tiếp tục được điều chỉnh tăng cùng với giá dầu điêzen, dầu hoả, dầu madút.

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Trước thông tin một số báo chí phản ánh, cánh đồng lúa vụ Đông Xuân của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ở hai bên đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang thi công bị thiệt hại do công trình bơm cát đắp nền, do hai bên cao tốc không có mương thoát nước nên phèn và nước mặn tràn thấm xuống ruộng.

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Chiều 2/4, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình tiếp nhận hỗ trợ kinh phí chung tay xóa nhà tạm, dột nát năm 2025 từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Chiều 2/4, Công an tỉnh Lào Cai thông tin, lực lượng chức năng của đơn vị vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc (xyanua) với số lượng lớn; tàng trữ trái phép vật liệu nổ; vi phạm quy định về khai thác tài nguyên tại huyện Văn Bàn và bắt quả tang 47 đối tượng liên quan.

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Ngày 2/4, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế Gia Lai về vụ việc bác sỹ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê, bị hành hung ngày 31/3. Vụ việc đã gây mất an ninh, trật tự, ảnh hưởng tiêu cực công tác khám, chữa bệnh, an toàn của người bệnh và nhân viên y tế.

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Do địa hình có độ dốc cao, sông suối chia cắt mạnh cùng với phong tục tập quán, nhiều khu dân cư của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam nằm rải rác ở lưng chừng núi. Nhiều nơi nằm trong vùng “trước núi sau sông” hoặc “trước sông sau núi” nên thường xuyên đối mặt với nguy cơ sạt lở núi và lũ quét. Nhiều năm qua, cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực ứng phó hiệu quả với thiên tai, ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào.

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Điện Biên đã liên tục tăng trong những năm qua. Chính sách này không những nâng cao được trách nhiệm của người dân đối với quản lý, bảo vệ rừng mà còn còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Chung tay cùng cả nước, tỉnh Bạc Liêu đã huy động tối đa nguồn lực từ sự hỗ trợ của các ban, bộ, ngành Trung ương, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, triển khai thực hiện chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, góp phần mang lại “mái ấm” kiên cố cho người dân trong tỉnh vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Kiểm tra hiện trường, xử lý hố sụt lớn trên quốc lộ 3B

Kiểm tra hiện trường, xử lý hố sụt lớn trên quốc lộ 3B

Ngày 1/4, Giám đốc Ban Quản lý, Bảo trì công trình đường bộ Bắc Kạn (Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn) Phùng Đức Hạnh cho biết, để đảm bảo an toàn cho người và các phượng tiện tham gia giao thông, đặc biệt là dân sinh sống gần khu vực sụt lún, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn đã đề nghị UBND huyện Na Rì chỉ đạo, tuyên truyền cho người dân không đi lại, chăn thả gia súc vào gần khu vực sụt lún, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản; theo dõi và tuyên truyền cho người dân sống gần khu vực sụt lún; nếu hố lún tiếp tục phát triển và mở rộng thêm, mất an toàn cho người dân sống trong khu vực, phải có phương án di dời người dân.