Tính từ 16 giờ ngày 13/3 đến 16 giờ ngày 14/3, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 161.262 ca mắc mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 161.247 ca ghi nhận trong nước (giảm 5.706 ca so với ngày trước đó ca) tại 61 tỉnh, thành phố (có 113.084 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (29.833 ca), Nghệ An (10.389 ca), Bắc Ninh (7.471 ca), Phú Thọ (6.997 ca), Thái Nguyên (4.979 ca), Hưng Yên (4.840 ca), Hòa Bình (4.675 ca), Hải Dương (4.324 ca), Sơn La (4.169 ca), Lạng Sơn (4.100 ca), Lào Cai (3.897 ca), Tuyên Quang (3.867 ca), Đắk Lắk (3.644 ca), Cà Mau (3.529 ca), Quảng Ninh (2.988 ca), Quảng Bình (2.986 ca), Vĩnh Phúc (2.975 ca), Thái Bình (2.951 ca), Điện Biên (2.938 ca), Bắc Giang (2.938 ca), Yên Bái (2.769 ca), Bình Định (2.755 ca), Nam Định (2.722 ca), Hà Nam (2.295 ca), Ninh Bình (2.231 ca), Lai Châu (2.217 ca), Bình Phước (2.187 ca), Cao Bằng (2.163 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (2.159 ca), Bến Tre (2.091 ca), Lâm Đồng (1.949 ca), Hải Phòng (1.886 ca), Đắk Nông (1.836 ca), Quảng Trị (1.786 ca), Bình Dương (1.689 ca), Bắc Kạn (1.341 ca), Tây Ninh (1.290 ca), Đà Nẵng (1.235 ca), Khánh Hòa (1.158 ca), Trà Vinh (1.074 ca), Phú Yên (1.035 ca), Thanh Hóa (940 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (909 ca), Hà Tĩnh (887 ca), Vĩnh Long (824 ca), Bình Thuận (622 ca), Quảng Ngãi (589 ca), Kon Tum (391 ca), Quảng Nam (347 ca), Thừa Thiên Huế (291 ca), Bạc Liêu (285 ca), Kiên Giang (132 ca), Đồng Nai (128 ca), An Giang (117 ca), Long An (108 ca), Cần Thơ (94 ca), Ninh Thuận (75 ca), Đồng Tháp (71 ca), Hậu Giang (31 ca), Sóc Trăng (30 ca), Tiền Giang (18 ca).
Ngày 14/3/2022. Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 32.400 ca, Sở Y tế Thái Bình đăng ký bổ sung 30.000 ca, Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 25.112 ca và Sở Y tế Lào Cai đăng ký bổ sung 16.016 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (3.925 ca), Hà Giang (1.911 ca), Bình Dương (1.162 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Thái Nguyên (2.241 ca), Bắc Ninh (1.054 ca), Hà Nội (564 ca).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 164.807 ca/ngày.
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 6.377.438 ca mắc, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 64.535 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc ghi nhận trong nước là 6.369.816 ca, trong đó có 3.269.161 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (838.217 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (570.931 ca), Bình Dương (340.740 ca), Bắc Ninh (231.613 ca), Nghệ An (226.561 ca).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 108.407 ca; Tổng số ca được điều trị khỏi là 3.271.978 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.230 ca.
Số bệnh nhân tử vong trong ngày là 92 ca, trong đó tại Hà Nội (11 ca), Quảng Ninh (7 ca), các địa phương còn lại từ 1-4 ca.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 84 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.477 ca, chiếm tỷ lệ 0,7% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay là 35.777.446 mẫu tương đương 81.738.760 lượt người.
Trong ngày 13/3 có 189.673 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vacine đã được tiêm là 200.368.920 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.322.407 liều: Mũi 1 là 70.910.444 liều; Mũi 2 là 67.816.092 liều; Mũi 3 là 1.493.220 liều; Mũi bổ sung là 14.516.928 liều; Mũi nhắc lại là 28.585.723liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.046.513 liều: Mũi 1 là 8.748.917 liều; Mũi 2 là 8.297.596 liều.
F0 được ra khỏi nơi cách ly nhưng phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách
Ngày 14/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 604/QĐ-BYT kèm Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID- 19.
Một trong những nội dung mới đáng chú ý tại Hướng dẫn mới của Bộ Y tế là F0 có thể được ra khỏi nơi cách ly nếu mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác, tuy nhiên vẫn phải hạn chế.
Đồng thời, Hướng dẫn này quy định các các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm đối với người mắc COVID-19 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người mắc COVID-19. Theo đó, người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với người mắc COVID-19.
Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế đề các đồ dùng vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa...) tại khu vực này.
Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa... hàng ngày và khi dây bẩn. Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.
Về chế độ ăn uống, sinh hoạt: Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; Tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả... Không bỏ bữa.
Nên nghỉ ngơi. Đối với người lớn nên vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe), tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày, suy nghĩ tích cực và duy trì tâm lý thoải mái.
Hiện nay số lượng F0 chăm sóc và điều trị tại nhà chiếm đa số các bệnh nhân mắc COVID-19 tại tất cả các địa phương. Bộ Y tế và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc điều trị COVID-19. Trong đó ưu tiên những người thuộc đối tượng chống chỉ định cần được tư vấn, thăm khám (kể cả trực tuyến) để đảm bảo sử dụng thuốc được an toàn.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai báo ca bệnh tại cộng đồng, hỗ trợ triển khai các thủ tục, chính sách đối với người nhiễm bệnh và mua thuốc điều trị COVID-19.
Nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ điều trị COVID-19, dự phòng cơ số thuốc kháng virus, thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19, vật tư y tế cần thiết… tại các trạm y tế phường, xã, trạm y tế lưu động nhằm đáp ứng nhu cầu tự điều trị COVID-19 tại nhà của người dân và giảm tải cho các cơ sở y tế, bệnh viện tuyến trên. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn hỗ trợ người dân tự điều trị tại nhà.
PV