Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 26/11 đến 16 giờ ngày 27/11, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.063 ca mắc mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 13.048 ca ghi nhận trong nước (giảm 46 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố; có 7.160 ca trong cộng đồng.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Thành phố Hồ Chí Minh (1.773 ca), Cần Thơ (954 ca), Bình Dương (716 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (697 ca), Tây Ninh (672 ca), Đồng Tháp (604 ca), Bạc Liêu (574 ca), Đồng Nai (567 ca), Bình Thuận (562 ca), Vĩnh Long (539 ca), Sóc Trăng (449 ca), Kiên Giang (427 ca), Cà Mau (422 ca), Trà Vinh (328 ca), An Giang (324 ca), Hà Nội (310 ca), Hậu Giang (287 ca), Bến Tre (265 ca), Khánh Hòa (239 ca), Bình Định (197 ca), Hà Giang (165 ca), Lâm Đồng (159 ca), Bình Phước (139 ca), Bắc Ninh (137 ca), Nghệ An (124 ca), Tiền Giang (121 ca), Long An (109 ca), Gia Lai (109 ca), Thừa Thiên-Huế (106 ca), Vĩnh Phúc (104 ca), Đắk Nông (85 ca), Đà Nẵng (66 ca), Hòa Bình (60 ca), Quảng Nam (59 ca), Quảng Ngãi (56 ca), Thanh Hóa (55 ca), Thái Nguyên (54 ca), Ninh Thuận (46 ca), Hải Dương (39 ca), Phú Yên (36 ca), Phú Thọ (33 ca), Thái Bình (32 ca), Tuyên Quang, Nam Định (mỗi địa phương 29 ca), Lạng Sơn (28 ca), Quảng Bình (27 ca), Quảng Trị (24 ca), Hưng Yên, Hải Phòng (mỗi địa phương 22 ca), Quảng Ninh (15 ca), Cao Bằng (10 ca), Điện Biên, Bắc Giang (mỗi địa phương 9 ca), Hà Tĩnh (8 ca), Sơn La, Bắc Kạn (mỗi địa phương 4 ca), Yên Bái (3 ca), Kon Tum, Hà Nam (mỗi địa phương 2 ca), Lào Cai (1 ca).
Ngày 27/11/2021, Sở Y tế Tây Ninh đăng ký bổ sung thông tin trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 cho 3.004 ca mắc tại Tây Ninh đã được lấy mẫu từ những ngày trước đó, sau khi rà soát đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (236 ca), Bình Phước (132 ca), An Giang (63 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (88 ca), Bình Thuận (66 ca), Bình Định (65 ca).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 11.667 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.197.404 ca mắc, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 12.151 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc mới ghi nhận trong nước là 1.192.200 ca, trong đó có 954.107 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (465.953 ca), Bình Dương (280.203 ca), Đồng Nai (85.631 ca), Long An (37.938 ca), Tiền Giang (24.483 ca).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 1.668 ca/ngày, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 956.924 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.383 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.458 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.222 ca; Thở máy không xâm lấn: 109 ca; Thở máy xâm lấn: 584 ca; ECMO: 10 ca.
Ngày 27/11, cả nước ghi nhận 148 ca tử vong. Tại Thành phố Hồ Chí Minh có 65 ca, trong đó có 8 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang (mỗi địa phương 1 ca), Long An (3 ca).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Tây Ninh, Bình Dương (mỗi địa phương 11 ca), An Giang (9 ca), Long An, Tiền Giang (mỗi địa phương 8 ca), Bạc Liêu (7 ca), Bình Thuận, Cần Thơ (mỗi địa phương 5 ca), Sóc Trăng (4 ca), Khánh Hoà, Đồng Nai, Đồng Tháp (mỗi địa phương 3 ca), Bình Phước (2 ca), Hà Giang, Lạng Sơn, Đắk Lắk, Hậu Giang (mỗi địa phương 1 ca).
Trung bình số ca tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 144 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.692 ca, chiếm 2,1% so với tổng số ca mắc, cao hơn trung bình của thế giới là 0,1%.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 34/234 vùng lãnh thổ. Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 10/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 162.318 xét nghiệm cho 263.253 lượt người. Từ 27/4/2021 đến nay đã xét nghiệm 25.680.080 mẫu cho 67.526.948 lượt người.
Trong ngày 26/11, có 1.359.412 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 117.691.092 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 69.309.495 liều, tiêm mũi 2 là 48.381.597 liều.
* Theo các các chuyên gia y tế: Những người đã tiêm chủng vaccine vẫn có thể mắc bệnh nhưng thường là không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, rất nhẹ, ít có biểu hiện trở nặng. Những người tiêm vaccine, khi mắc bệnh có xu hướng phục hồi tốt hơn nhóm chưa tiêm. Tuy vậy, những người tiêm vaccine rồi khi mắc bệnh thì vẫn sẽ là nguồn lây bệnh cho gia đình, cho cộng đồng, từ đó làm lây lan dịch bệnh, nhất là ở những vùng có tỉ lệ tiêm chủng thấp, đặc biệt dễ lây cho người lớn tuổi, người mắc bệnh nền, sức đề kháng kém và trẻ em. Mặt khác, khi đã tiêm chủng đủ liều vaccine COVID-19 thì khả năng miễn dịch cũng sẽ giảm dần theo thời gian và cần được tiêm tăng cường.
Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo: Không nên chỉ dựa vào vaccine mà lơ là trong phòng dịch COVID-19, đồng thời cảnh báo mọi người không nên quá phụ thuộc vào việc tiêm phòng mà lơ là các biện pháp bảo vệ khác. Việc tiêm phòng giúp giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong nhưng vẫn còn nguy cơ nhiễm bệnh và lây bệnh cho người khác.
PV