Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 30/5 đến 16 giờ ngày 31/5, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.010 ca mắc mới trong nước (giảm 108 ca so với ngày trước đó) tại 40 tỉnh, thành phố (có 696 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (251 ca), Yên Bái (78 ca), Vĩnh Phúc (61 ca), Phú Thọ (59 ca), Nam Định (49 ca), Quảng Ninh (39 ca), Nghệ An (35 ca), Lào Cai (33 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (32 ca), Tuyên Quang (28 ca), Thái Nguyên (24 ca), Thái Bình (23 ca), Hòa Bình, Hải Dương (mỗi địa phương 22 ca), Đà Nẵng, Sơn La (mỗi địa phương 20 ca), Lâm Đồng, Hải Phòng (mỗi địa phương 18 ca), Hà Tĩnh, Hà Giang (mỗi địa phương 15 ca), Bắc Kạn (14 ca), Cao Bằng, Thanh Hóa (mỗi địa phương 13 ca), Quảng Trị, Quảng Bình (mỗi địa phương 12 ca), Hà Nam, Ninh Bình (mỗi địa phương 11 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (10 ca), Lạng Sơn (9 ca), Thừa Thiên Huế (8 ca), Bắc Giang, Bình Phước (mỗi địa phương 7 ca), Hưng Yên (6 ca), Cà Mau (4 ca), Quảng Ngãi, Điện Biên (mỗi địa phương 3 ca), Bình Định (2 ca), Khánh Hòa, Đồng Nai, Bến Tre (mỗi địa phương 1 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (265 ca), Hải Dương (30 ca), Hải Phòng (18 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nam Định (42 ca), Phú Thọ (37 ca), Vĩnh Phúc (33 ca).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 1.141 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.719.379 ca mắc, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.268 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc ghi nhận trong nước là 10.711.621 ca, trong đó có 9.459.481 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.600.485 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (609.400 ca), Nghệ An (484.598 ca), Bắc Giang (387.576 ca), Bình Dương (383.774 ca).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 5.757 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.462.298 ca.
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 150 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 93 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 23 ca; Thở máy không xâm lấn: 4 ca; Thở máy xâm lấn: 24 ca; ECMO: 6 ca.
Trong ngày 31/5 ghi nhận 1 ca tử vong tại Bình Dương.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.079 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Trong ngày 30/5 có 381.641 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 221.161.159 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.326.858 liều: Mũi 1 là 71.474.114 liều; Mũi 2 là 68.785.382 liều; Mũi 3 là 1.507.014 liều; Mũi bổ sung là 15.054.707 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.265.529 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 240.112 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.469.934 liều: Mũi 1 là 8.939.027 liều; Mũi 2 là 8.530.907 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 4.364.367 liều: Mũi 1 là 4.013.787 liều; Mũi 2 là 350.580 liều.
* Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Trung tâm kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh, thành phố về việc sử dụng vaccine Pfizer và Moderna tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Tại văn bản này, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, từ tháng 4/2022 các địa phương đã tiếp nhận và sử dụng vaccine Moderna tiêm chủng cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.
Mới đây, ngày 26/5/2022, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã ban hành quyết định phân bổ vaccine Pfizer cho 63 tỉnh/thành phố dễ sử dụng tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả vaccine phòng COVID-19 và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương để nghị Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh thành phố khẩn trương tiếp nhận vaccie Pizer cho trẻ em đã được phân bố, tổ chức triển khai tiêm chủng ngay sau khi tiếp nhận vaccine; Ưu tiên triển khai sớm cho đổi tượng trẻ em từ 5 đến 6 tuổi, đồng thời sử dụng vaccine Pfizer để tiêm chủng mũi 1 cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi chưa được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương sẽ cấp đủ vaccine Pfter tiêm cho trẻ em theo nhu cầu của các tỉnh thành phố.
Đối với vaccine Moderna đã được phân bổ còn tại các tuyến, ưu tiên sử dụng tiêm trả mũi 2 cho các đối tượng trẻ đã tiêm mũi 1 vaccine Moderna. Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương sẽ cấp bổ sung đủ vaccine Moderna tiềm trả mũi 2 cho trẻ em đã tiêm mũi 1 theo nhu cầu đề xuất của các tỉnh thành phố.
Các địa phương dự trù nhu cầu vaccine Moderna cần cấp bổ sung tiêm trả mũi 2 cho trẻ em đã tiêm mũi 1 vaccine Moderna và nhu cầu vaccine Pfizer gửi về Chương trình Tiêm chủng khu vực, quốc gia bằng văn bản trước ngày 1/6/2022 để kịp thời phân bổ vaccine.
PV