Theo báo cáo của Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Trà Vinh về kết quả khai quật di tích do Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ) thực hiện, cụm di tích này có hai phần với quy mô lớn, gồm nhóm di tích kiến trúc cổ phân bố trong khu vực khuôn viên chùa Kompong Thmo và khu vực liền kề, gọi chung là di tích kiến trúc chùa Lò Gạch. Di tích vòng đất đắp là một vòng đất đắp có quy mô lớn, phân bố trên diện rộng và nối liền về phía Tây - Tây Nam chùa Kompong Thmo.
Qua thám sát và khai quật trên quy mô gồm 7 hố khai quật và 3 hố thám sát, với tổng diện tích được thực hiện là 778 m2, xuất lộ vết tích nền móng của 6 kiến trúc bằng gạch có quy mô lớn nằm trong khuôn viên chùa Kompong Thmo và khu vực lân cận trong phạm vi khoảng 4.500 m2 - 5.000 m2. Đặc điểm bình đồ kiến trúc, cấu trúc hố thờ của các kiến trúc ở chùa Kompong Thmo rất gần gũi với di tích kiến trúc được phát hiện ở Gò Thành (Tiền Giang), Gò Xoài (Long An). Riêng nhóm hiện vật về vàng lá cắt vuông vắn có chạm khắc hình voi ở chùa Kompong Thmo và ở Gò Thành có sự giống nhau rất cao, là những kiến trúc Phật giáo có niên đại thế kỷ VIII - IX.
Từ những kết quả so sánh, có thể thấy nhóm di tích kiến trúc chùa Kompong Thmo mang những đặc điểm tiêu biểu của truyền thống văn hóa Óc Eo ở miền Tây Nam Bộ với những ảnh hưởng đậm nét từ văn hóa Ấn Độ.
Ông Trần Thanh Thưởng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh cho biết, Di tích khảo cổ địa điểm Bờ Lũy - chùa Kompong Thmo có giá trị khoa học lớn, đặc biệt khi đặt trong không gian văn hóa, lịch sử với các di tích Bờ Lũy và Ao Bà Om cũng như vùng Gò - Giồng duyên hải Tây Nam Bộ trong không gian văn hóa Óc Eo - hậu Óc Eo. Với ý nghĩa và tầm quan trọng về giá trị văn hóa, lịch sử, UBND huyện Châu Thành và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh sẽ nhanh chóng triển khai Đề án bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị; đưa khu di tích Bờ Lũy - chùa Kompong Thmo trở thành một trong những điểm đến cho khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với Trà Vinh.
Hiện nay, Trà Vinh có 36 di tích đã được xếp hạng gồm: 14 di tích cấp quốc gia với 1 danh thắng, 2 khảo cổ, 3 kiến trúc nghệ thuật, 8 di tích lịch sử và 22 di tích cấp tỉnh, với 1 kiến trúc nghệ thuật và 21 di tích tịch sử.
Qua thám sát và khai quật trên quy mô gồm 7 hố khai quật và 3 hố thám sát, với tổng diện tích được thực hiện là 778 m2, xuất lộ vết tích nền móng của 6 kiến trúc bằng gạch có quy mô lớn nằm trong khuôn viên chùa Kompong Thmo và khu vực lân cận trong phạm vi khoảng 4.500 m2 - 5.000 m2. Đặc điểm bình đồ kiến trúc, cấu trúc hố thờ của các kiến trúc ở chùa Kompong Thmo rất gần gũi với di tích kiến trúc được phát hiện ở Gò Thành (Tiền Giang), Gò Xoài (Long An). Riêng nhóm hiện vật về vàng lá cắt vuông vắn có chạm khắc hình voi ở chùa Kompong Thmo và ở Gò Thành có sự giống nhau rất cao, là những kiến trúc Phật giáo có niên đại thế kỷ VIII - IX.
Từ những kết quả so sánh, có thể thấy nhóm di tích kiến trúc chùa Kompong Thmo mang những đặc điểm tiêu biểu của truyền thống văn hóa Óc Eo ở miền Tây Nam Bộ với những ảnh hưởng đậm nét từ văn hóa Ấn Độ.
Ông Trần Thanh Thưởng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh cho biết, Di tích khảo cổ địa điểm Bờ Lũy - chùa Kompong Thmo có giá trị khoa học lớn, đặc biệt khi đặt trong không gian văn hóa, lịch sử với các di tích Bờ Lũy và Ao Bà Om cũng như vùng Gò - Giồng duyên hải Tây Nam Bộ trong không gian văn hóa Óc Eo - hậu Óc Eo. Với ý nghĩa và tầm quan trọng về giá trị văn hóa, lịch sử, UBND huyện Châu Thành và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh sẽ nhanh chóng triển khai Đề án bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị; đưa khu di tích Bờ Lũy - chùa Kompong Thmo trở thành một trong những điểm đến cho khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với Trà Vinh.
Hiện nay, Trà Vinh có 36 di tích đã được xếp hạng gồm: 14 di tích cấp quốc gia với 1 danh thắng, 2 khảo cổ, 3 kiến trúc nghệ thuật, 8 di tích lịch sử và 22 di tích cấp tỉnh, với 1 kiến trúc nghệ thuật và 21 di tích tịch sử.
Phúc Sơn
TTXVN