Dự báo, sẽ có khoảng 9-10 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó, khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền.
Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm khu vực Hà Nội, có khả năng chịu ảnh hưởng của 1-2 cơn bão. Thời gian ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới chủ yếu sẽ tập trung vào tháng Bảy, tháng Tám và tháng Chín.
Trước tình hình thời tiết diễn biến bất thường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ông Nguyễn Vĩnh Liên, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Phó Chánh văn phòng Phòng chống thiên tai thành phố Hà Nội cho biết các ban, ngành có liên quan cần xây dựng, triển khai các kế hoạch, phương án phòng chống lụt, bão.
Các đơn vị tập trung hoàn thành các hạng mục tu bổ đê điều, công trình thủy lợi, công trình phòng chống lũ bão năm 2015. Các nhà thầu thi công cần chủ động xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho người và thiết bị thi công, đặc biệt là các công trình nhà cao tầng và công trình đang xây dựng liên quan đến đê điều.
Trong trường hợp mưa lớn xảy ra từ 200mm trên diện rộng, giải pháp trước mắt trong tiêu úng là tuân thủ phương châm "bốn tại chỗ" phối hợp điều hành đồng bộ giữa tiêu úng nội thành và ngoại thành.
Khi có mưa lớn Hà Nội sẽ áp dụng phương án tiêu nước ra 3 vùng gồm Vùng tiêu Sông Tích, Thanh Hà (hữu Đáy); vùng Sông Nhuệ (tả Đáy) và vùng Bắc Hà Nội thuộc sông Cà Lồ, sông Đuống.
Hà Nội cũng chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tập trung tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về ý thức bảo vệ công trình thủy lợi; kiên quyết giải tỏa các vi phạm trên dòng chảy và kịp thời ngăn chặn các vi phạm mới, tái vi phạm trên các sông, kênh chính đặc biệt là trục chính sông Nhuệ.
Các doanh nghiệp thủy lợi thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng, cải tạo nâng cấp các công trình thủy lợi bảo đảm vận hành an toàn phục vụ sản xuất, chống úng vụ mùa năm 2015.
Về giải pháp lâu dài, Hà Nội kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm chỉ đạo các địa phương rà soát quy hoạch hệ thống thủy lợi Bắc Đuống; đồng thời xem xét nhiệm vụ tiêu nước của cống Long Tửu, vận hành cống Long Tửu theo hai chiều phục vụ lấy nước và hỗ trợ chống úng ngập hai bên bờ Sông Thiếp, Ngũ Huyện Khê và kênh Long Tửu.
Hà Nội đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục bố trí kinh phí đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án hồ chứa nước Đồng Mô; nạo vét Sông Đáy; nâng cấp hệ thống Sông Nhuệ…
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội bố trí kinh phí thực hiện dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, Cụm đầu mối Liên Mạc, dự án tiếp nước, cải tạo, khôi phục Sông Tích, dự án Trạm bơm tiêu Đông Mỹ, Yên Thái, Săn… để các công trình sớm hoàn thành và đưa vào vận hành phục vụ tiêu nước chống úng ngập cho Hà Nội trong mùa mưa bão.
Hiện nay, Hà Nội có tổng số 2.033 trạm bơm; trong đó có 122 trạm bơm dã chiến, các doanh nghiệp thủy lợi của thành phố quản lý 568 trạm bơm, Ủy ban Nhân dân cấp huyện quản lý 1.465 trạm bơm.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp thủy lợi và các huyện thường xuyên tu sửa, nâng cấp góp phần nâng cao tuổi thọ công trình và bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành.
Tuy nhiên, đa số công trình tưới, tiêu được xây dựng từ những năm 70-80 của thế kỷ trước, nhiều công trình đã xuống cấp, hệ số tưới, tiêu thiết kế nhỏ không đáp ứng được khi mưa với cường độ lớn kéo dài trên diện rộng sẽ gây ngập úng cục bộ./.
Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm khu vực Hà Nội, có khả năng chịu ảnh hưởng của 1-2 cơn bão. Thời gian ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới chủ yếu sẽ tập trung vào tháng Bảy, tháng Tám và tháng Chín.
Đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) bị ngập sau trận mưa lớn do ảnh hưởng cơn bão số 1. Ảnh: Phạm Kiên- TTXVN |
Trước tình hình thời tiết diễn biến bất thường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ông Nguyễn Vĩnh Liên, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Phó Chánh văn phòng Phòng chống thiên tai thành phố Hà Nội cho biết các ban, ngành có liên quan cần xây dựng, triển khai các kế hoạch, phương án phòng chống lụt, bão.
Các đơn vị tập trung hoàn thành các hạng mục tu bổ đê điều, công trình thủy lợi, công trình phòng chống lũ bão năm 2015. Các nhà thầu thi công cần chủ động xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho người và thiết bị thi công, đặc biệt là các công trình nhà cao tầng và công trình đang xây dựng liên quan đến đê điều.
Trong trường hợp mưa lớn xảy ra từ 200mm trên diện rộng, giải pháp trước mắt trong tiêu úng là tuân thủ phương châm "bốn tại chỗ" phối hợp điều hành đồng bộ giữa tiêu úng nội thành và ngoại thành.
Khi có mưa lớn Hà Nội sẽ áp dụng phương án tiêu nước ra 3 vùng gồm Vùng tiêu Sông Tích, Thanh Hà (hữu Đáy); vùng Sông Nhuệ (tả Đáy) và vùng Bắc Hà Nội thuộc sông Cà Lồ, sông Đuống.
Hà Nội cũng chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tập trung tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về ý thức bảo vệ công trình thủy lợi; kiên quyết giải tỏa các vi phạm trên dòng chảy và kịp thời ngăn chặn các vi phạm mới, tái vi phạm trên các sông, kênh chính đặc biệt là trục chính sông Nhuệ.
Các doanh nghiệp thủy lợi thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng, cải tạo nâng cấp các công trình thủy lợi bảo đảm vận hành an toàn phục vụ sản xuất, chống úng vụ mùa năm 2015.
Về giải pháp lâu dài, Hà Nội kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm chỉ đạo các địa phương rà soát quy hoạch hệ thống thủy lợi Bắc Đuống; đồng thời xem xét nhiệm vụ tiêu nước của cống Long Tửu, vận hành cống Long Tửu theo hai chiều phục vụ lấy nước và hỗ trợ chống úng ngập hai bên bờ Sông Thiếp, Ngũ Huyện Khê và kênh Long Tửu.
Hà Nội đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục bố trí kinh phí đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án hồ chứa nước Đồng Mô; nạo vét Sông Đáy; nâng cấp hệ thống Sông Nhuệ…
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội bố trí kinh phí thực hiện dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, Cụm đầu mối Liên Mạc, dự án tiếp nước, cải tạo, khôi phục Sông Tích, dự án Trạm bơm tiêu Đông Mỹ, Yên Thái, Săn… để các công trình sớm hoàn thành và đưa vào vận hành phục vụ tiêu nước chống úng ngập cho Hà Nội trong mùa mưa bão.
Hiện nay, Hà Nội có tổng số 2.033 trạm bơm; trong đó có 122 trạm bơm dã chiến, các doanh nghiệp thủy lợi của thành phố quản lý 568 trạm bơm, Ủy ban Nhân dân cấp huyện quản lý 1.465 trạm bơm.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp thủy lợi và các huyện thường xuyên tu sửa, nâng cấp góp phần nâng cao tuổi thọ công trình và bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành.
Tuy nhiên, đa số công trình tưới, tiêu được xây dựng từ những năm 70-80 của thế kỷ trước, nhiều công trình đã xuống cấp, hệ số tưới, tiêu thiết kế nhỏ không đáp ứng được khi mưa với cường độ lớn kéo dài trên diện rộng sẽ gây ngập úng cục bộ./.