Để du lịch Kon Tum “cất cánh” (Bài 2)

Để du lịch Kon Tum “cất cánh” (Bài 2)

Với lợi thế và tiềm năng to lớn về du lịch, Kon Tum không chỉ trở thành điểm đến ưa thích của du khách mà còn thu hút được một lượng lớn đơn vị, công ty, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch đến tìm hiểu, đầu tư. Dù vậy, để các dự án đầu tư thuận lợi, tỉnh cần nhanh chóng khắc phục các điểm yếu; đa dạng hóa, hoàn thiện các sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch đặc thù. Bên cạnh đó, địa phương cần khai thác triệt để lợi thế du lịch cộng đồng – gắn phát triển du lịch với lợi ích của cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Bài 2- Khai thác triệt để lợi thế du lịch

Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù

Thực tế, các sản phẩm du lịch tại Kon Tum vẫn chưa tạo ra nhiều sự khác biệt, phù hợp với đặc trưng, lợi thế của tỉnh mà vẫn có chung thương hiệu trong du lịch Tây Nguyên. Các sản phẩm du lịch bị tương đồng hay trùng lặp, chồng chéo giữa Kon Tum với các địa phương khác trong khu vực như ẩm thực có cơm lam, gà nướng; văn hóa có nhà sàn, nhà mồ; âm nhạc có cồng chiêng… đã làm giảm sự hấp dẫn đối với du khách.

Theo ông Nguyễn Tấn Thành, Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Gia Lai, hiện nay vẫn còn thiếu sự liên kết, phối hợp tập trung giải quyết để phát triển du lịch hiệu quả hơn giữa tỉnh Kon Tum và các địa phương trong khu vực. Nhiều loại hình du lịch đặc thù đối với địa hình miền núi chưa được hình thành và phát huy lợi thế tài nguyên như golf, thể thao mạo hiểm... Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên du lịch chưa thực sự quan tâm gắn với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa, giá trị tự nhiên.

Để du lịch Kon Tum “cất cánh” (Bài 2) ảnh 1 Trình diễn dù lượn “Bay trên đại ngàn – Sa Thầy 2022” được kỳ vọng tạo sản phẩm du lịch đặc thù cho Kon Tum. Ảnh: TTXVN phát.

Tuy nhiên, một “điểm cộng” với du lịch Kon Tum trong việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù là tháng 4/2022, tỉnh đã tổ chức thành công diễn đàn “Du lịch Kon Tum - Tiềm năng và triển vọng” với các hoạt động bên lề như Lễ hội Khinh khí cầu, trình diễn dù lượn “Bay trên đại ngàn – Sa Thầy 2022” hay Caravan Famtrip “Về miền Quốc bảo” sâm Ngọc Linh K5. Những sản phẩm du lịch này đã tạo ra điểm nhấn riêng biệt cho du lịch Kon Tum so với các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu khuyến nghị, các sản phẩm du lịch đặc thù mà tỉnh Kon Tum cần phát triển là trải nghiệm văn hóa sâm Ngọc Linh; nghỉ dưỡng sinh thái Măng Đen; trải nghiệm văn hóa cộng đồng các dân tộc Kon K’Tu, Kon Bring gắn với nông nghiệp, sản vật địa phương; tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa, địa lý; du lịch leo núi mạo hiểm; du lịch khám phá sinh thái vườn Quốc gia Chư Mom Ray…

Bên cạnh việc nỗ lực tạo ra các sản phẩm đặc thù, Kon Tum cần hoàn thiện các sản phẩm du lịch sẵn có. Ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam cho rằng, sản phẩm du lịch phải đáp ứng nhu cầu của du khách, đa dạng, phong phú, sáng tạo. Qua đó, tạo ra sự trải nghiệm đa dạng cho du khách, tạo điều độc đáo, khác lạ, giáo dục cho du khách thông qua du lịch. Lấy ví dụ tại Măng Đen – điểm du lịch thu hút khách lớn nhất của tỉnh Kon Tum, ông Thắng cho rằng các sản phẩm du lịch tại đây vẫn chưa tương xứng, còn hạn chế, chỉ đáp ứng được nhu cầu lưu trú mà chưa đáp ứng được các nhu cầu khác của du khách.

“Một điển hình khác là hiện nay tỉnh Kon Tum đang phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh. Chúng ta phát triển thương mại thì tốt rồi, nhưng phải làm thế nào để kết nối sản phẩm này với du lịch ở huyện Tu Mơ Rông? Tôi cho rằng cần phải áp văn hóa vào sản phẩm này, như việc bảo vệ thương hiệu, bảo vệ sâm Ngọc Linh của cộng đồng các dân tộc bản địa. Đây chính là cơ sở để xây dựng, phát triển du lịch bền vững”, ông Phùng Quang Thắng phân tích.

Phát huy lợi thế từ du lịch cộng đồng

Với cộng đồng 43 dân tộc cùng chung sống; trong đó, có 7 dân tộc thiểu số tại chỗ là Xơ Đăng, Bahnar, Giẻ Triêng, Jrai, Hrê, Rơ Măm và Brâu, kho tàng văn hóa, nghệ thuật truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum vô cùng phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc phát triển du lịch gắn liền với lợi ích của cộng đồng các dân tộc thiểu số được xem là yếu tố quan trọng tạo thành công cho ngành du lịch tỉnh Kon Tum.

Hiện nay, tỉnh đã công nhận nhiều điểm làng du lịch cộng đồng để du khách có thể đến thưởng ngoạn thiên nhiên và trải nghiệm đời sống người dân như: làng Kon Kơ Tu, thành phố Kon Tum; làng Kon Pring, huyện Kon Plông; làng Đăk Răng, huyện Ngọc Hồi; làng Kon Brăp Du, huyện Kon Rẫy; làng Đăk Lek, thành phố Kon Tum hay làng Kon Trang Long Loi, huyện Đăk Hà.

Để du lịch Kon Tum “cất cánh” (Bài 2) ảnh 2 Caravan Famtrip “Về miền Quốc bảo” sâm Ngọc Linh K5 – đưa du khách về thăm vườn sâm Ngọc Linh được xây dựng nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc thù cho Kon Tum. Ảnh: TTXVN phát

Nghệ nhân ưu tú Y Lim, làng du lịch cộng đồng Kon Pring cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, làng đã đón hơn 1.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm cuộc sống cùng dân làng. Bên cạnh thưởng thức các sản phẩm ẩm thực đặc trưng, du khách cũng được hòa mình vào không gian văn hóa cồng chiêng với những điệu múa, khúc hát của người Mơ Nâm bản địa. Thông qua việc đón du khách, bà Y Lim có được khoản thu nhập từ 15 – 20 triệu đồng/tháng. Điều này không chỉ giúp gia đình bà cũng như người dân trong làng có cuộc sống ổn định hơn, mà còn giúp bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum khẳng định, tỉnh sẽ đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn nói riêng gắn với công tác xây dựng nông thôn mới; xây dựng các làng văn hóa, làng nghề gắn với phát triển du lịch. Bên cạnh đó, tỉnh cũng xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với nông thôn trên cơ sở chuỗi giá trị mà hoạt động du lịch đem lại, trong đó có sự tham gia của người dân và cộng đồng, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, cũng như các địa bàn dân cư.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Hải Quỳnh, Chủ tịch Câu lạc bộ Du lịch cộng đồng Việt Nam, hiện nay có nhiều tỉnh, thành đang chạy theo du lịch cộng đồng ồ ạt, nhưng chưa gắn kết được với lợi ích, sinh kế cho các cộng đồng, mối liên kết giữa các cộng đồng với chính quyền địa phương chưa tốt.

“Với du lịch cộng đồng, Kon Tum cần có các chuyên gia am hiểu lĩnh vực này để xác định đúng địa điểm, vị trí xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, không thể xây dựng mô hình tại các vùng quá xa xôi, khó khăn. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền phải song hành trực tiếp với người dân trong quá trình khởi nghiệp mô hình du lịch cộng đồng. Cần xã hội hóa, hỗ trợ cho cộng đồng để phát triển; đồng thời có sự liên kết để quảng bá, xúc tiến truyền thông, xác định rõ các sản phẩm trong du lịch cộng đồng”, ông Phạm Hải Quỳnh nhấn mạnh. (Còn tiếp)

Dư Toán

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Sắc màu văn hóa độc đáo tại chợ phiên Mường Chon

Sắc màu văn hóa độc đáo tại chợ phiên Mường Chon

Từ tháng 11/2020, chợ phiên Mường Chon đi vào hoạt động, bày bán các sản phẩm đặc trưng trong đời sống, sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc tại các huyện Con Cuông, Quỳ Hợp, Tương Dương và là nơi bảo lưu, trao truyền, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo mang đậm sắc màu văn hóa vùng cao miền Tây xứ Nghệ.

Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ VR/AR

Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ VR/AR

Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) tạo ra trải nghiệm sống động, hấp dẫn, giúp hỗ trợ du khách khám phá các tour, tuyến, điểm đến, sản phẩm du lịch từ xa, tăng trải nghiệm cá nhân, làm phong phú các hoạt động du lịch. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng du lịch, nhưng việc ứng dụng VR/AR phát triển du lịch còn nhiều hạn chế.

Cần Thơ lần đầu tổ chức Giải đua thuyền buồm trên sông Hậu

Cần Thơ lần đầu tổ chức Giải đua thuyền buồm trên sông Hậu

Ngày 29/12, tại thành phố Cần Thơ, UBND quận Ninh Kiều phối hợp cùng nhiều đơn vị tổ chức Giải đua thuyền buồm trên sông Hậu, đánh dấu lần đầu tiên môn thể thao này xuất hiện tại thành phố Cần Thơ. Ngoài theo dõi cuộc đua, người dân và du khách còn có cơ hội trải nghiệm cảm giác lướt sóng trên sông Hậu với những chiếc thuyền buồm hiện đại.

Lễ hội hủ tiếu Mỹ Tho: Tinh hoa từng sợi gạo

Lễ hội hủ tiếu Mỹ Tho: Tinh hoa từng sợi gạo

Nhằm tôn vinh thương hiệu “Hủ tiếu Mỹ Tho” trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 345 năm đô thị Mỹ Tho (1679 - 2024) gắn với xúc tiến du lịch và chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, chiều 27/12, tại Công viên Tết Mậu Thân, UBND thành phố Mỹ Tho tổ chức khai mạc Lễ hội hủ tiếu Mỹ Tho với chủ đề “Tinh hoa từng sợi gạo”.

Liên kết phát triển du lịch mang đến trải nghiệm mới mẻ cho du khách

Liên kết phát triển du lịch mang đến trải nghiệm mới mẻ cho du khách

Chiều 27/12, tại thành phố Đồng Hới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu chủ trì, phối hợp Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Lai Châu - Quảng Bình năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của đại diện Hiệp hội Du lịch, đơn vị hoạt động du lịch tại các tỉnh Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Trà Vinh và Quảng Bình.

Phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng thành Khu du lịch quốc gia

Phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng thành Khu du lịch quốc gia

Sáng 27/12, tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 20, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên cho biết, tỉnh gấp rút hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, làm cơ sở mời gọi đầu tư, để phát triển thành Khu du lịch quốc gia. Tỉnh khai thác hợp lý, hiệu quả tiềm năng, tạo việc làm và tăng thu ngân sách nhà nước, đảm bảo phát triển hiệu quả, bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng và sinh kế cho cộng đồng dân cư. Đồng thời làm cơ sở để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê môi trường rừng của Khu bảo tồn lập dự án đầu tư du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Khai mạc Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024

Khai mạc Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024

Tối 26/12, Liên hoan Ẩm thực Quảng Ninh 2024 với chủ đề "Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực" chính thức khai mạc tại Quảng trường Sun Carnival Plaza, thành phố Hạ Long.

Nhà cổ Há Súng, khoảng lặng giữa Cao nguyên đá

Nhà cổ Há Súng, khoảng lặng giữa Cao nguyên đá

Khuất sau dãy núi lổn nhổn đá tai mèo, ngôi nhà cổ của dòng họ Vừ thuộc thôn Há Súng (xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) như một tuyệt tác nổi bật trên nền xám của Cao nguyên đá.

Đoàn tàu du lịch chất lượng cao La Reine Đà Lạt – Trại Mát bắt đầu phục vụ du khách

Đoàn tàu du lịch chất lượng cao La Reine Đà Lạt – Trại Mát bắt đầu phục vụ du khách

Tối 24/12 tại Ga Đà Lạt (Lâm Đồng), Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chính thức đưa vào khai thác Đoàn tàu du lịch chất lượng cao La Reine (Hoàng hậu), phục vụ hành khách trên tuyến Đà Lạt – Trại Mát. Đây là hoạt động hưởng ứng Festival Hoa Đà Lạt 2024, nhằm tiếp tục mang đến cho hành khách trải nghiệm mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách đi tàu; đồng thời là sản phẩm du lịch đầu tiên chào mừng Đại hội Đảng bộ Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt lần thứ nhất.

Năm Du lịch quốc gia 2024: Lần đầu tiên Điện Biên đạt doanh thu từ du lịch hơn 3.321 tỷ đồng

Năm Du lịch quốc gia 2024: Lần đầu tiên Điện Biên đạt doanh thu từ du lịch hơn 3.321 tỷ đồng

Chiều 22/12, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng UBND tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc; Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong; lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên, các sở, ban, ngành và đông đảo đại diện các doanh nghiệp du lịch, lữ hành…

Tọa đàm tư vấn xây dựng sản phẩm “Lai Chau - City tour”. Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN

Xây dựng sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới Lai Châu

Ngày 21/12, trong khuôn khổ Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024, Chương trình Tọa đàm tư vấn xây dựng sản phẩm “Lai Chau - City tour” được tổ chức tại thành phố Lai Châu. Tham dự có đại diện các khu/điểm du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu; các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành các tỉnh trong cả nước; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch của châu Hồng Hà (huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc).

Đưa Phù Yên trở thành điểm đến của du khách

Đưa Phù Yên trở thành điểm đến của du khách

Ngày 21/12, Ủy ban nhân dân huyện Phù Yên (Sơn La) tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị trấn Quang Huy và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Phù Yên; công bố Quyết định công nhận điểm du lịch Ban Mai Suối Chiếu; phê duyệt quy hoạch chung thị trấn Phù Yên đến năm 2035.

An Giang tập trung khai thác du lịch đường sông

An Giang tập trung khai thác du lịch đường sông

Là tỉnh đầu nguồn của vùng châu thổ sông Cửu Long, An Giang là nơi đón nhận dòng Mê Công chảy vào đất Việt, rồi chia làm hai nhánh sông Tiền, sông Hậu. Đây chính là lợi thế để tỉnh phát triển nhiều ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Việc khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch gắn với hệ thống đường sông sẽ góp phần đưa An Giang trở thành địa phương phát triển năng động, động lực tăng trưởng cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ

Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ

Tối 20/12, tại Quảng trường nhân dân tỉnh, Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ” đã chính thức khai mạc.

Đua ghe Ngo là một trong những nội dung hấp dẫn của lễ hội Oóc Om Bóc, một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer, bên cạnh Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây và lễ cúng ông bà Sen Đôn-ta. Ảnh: An Hiếu

Khám phá nét độc đáo qua Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Đối với đồng bào Khmer Sóc Trăng, chiếc ghe Ngo có vị trí vô cùng quan trọng, được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh thôn xóm. Ðua ghe Ngo ở Sóc Trăng ngày nay đã trở thành một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một hoạt động văn hóa chung của cộng đồng, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống…

Với nghệ thuật kiến trúc đặc sắc và ấn tượng, với gam màu trắng làm chủ đạo, với các hoạt tiết trang trí ánh vàng ánh bắt mắt, Chùa Peam Buôl Thmây tọa lạc ở Khóm 5, Phường 4, Thành phố Sóc Trăng, đang là một trong những điểm "check in" lý tưởng khi du khách đặt chân đến Sóc Trăng.

Giá trị truyền thống từ các ngôi chùa Khmer tại Sóc Trăng

Sóc Trăng là vùng đất có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống với những ngôi chùa Khmer đồ sộ, công phu, cùng các công trình Phật giáo mang dấu ấn thế kỷ. Với đồng bào dân tộc Khmer, ngôi chùa là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc, nơi sinh hoạt tôn giáo, trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư trong phum, sóc.

Quảng Bình tìm hướng đột phá phát triển du lịch nông thôn, cộng đồng

Quảng Bình tìm hướng đột phá phát triển du lịch nông thôn, cộng đồng

Nằm ở miền Trung Việt Nam, tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh thế mạnh là những sản phẩm du lịch gắn với hoạt động khám phá thiên nhiên, nghỉ dưỡng…, ngành du lịch tỉnh Quảng Bình hướng đến phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng để tạo bước đột phá. Tìm ra điểm riêng biệt, hút khách để xây dựng các tour, tuyến du lịch nông nghiệp, cộng đồng là mục tiêu của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình, cũng là trăn trở của các đơn vị lữ hành đang khai thác tour, sản phẩm du lịch tại đây.

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Mường Nhé là huyện biên giới của tỉnh Điện Biên, có đường biên tiếp giáp hai nước bạn Lào và Trung Quốc, cũng là điểm cực Tây Bắc Tổ quốc, được mệnh danh nơi “một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe”. Đây cũng là một trong những khu vực có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa dân tộc đa dạng, độc đáo. Những tiềm năng đó đang mở ra hướng phát triển du lịch khám phá, trải nghiệm nơi vùng đất biên giới này.

Du khách được trải nghiệm cùng làm bánh với bà con đồng bào dân tộc Vân Kiều (xã Tân Hoá, huyện Minh Hoá).Ảnh: Mạnh Thành - TTXVN

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn theo hướng xanh, bền vững

Những năm gần đây, du lịch nông thôn đang là hướng đi mới, mang tính bền vững với nhiều địa phương, trong đó có Quảng Bình. Để tiếp tục đa dạng hóa thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế, tỉnh tập trung đầu tư, hướng đến phát triển bền vững các sản phẩm du lịch nông thôn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, môi trường cảnh quan nông thôn, thúc đẩy sự phát triển ổn định của xã hội.

Sóc Trăng phát triển sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer

Sóc Trăng phát triển sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, chiếm trên 30% dân số của tỉnh (khoảng 361.000 người). Toàn tỉnh có 93 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer. Sóc Trăng xác định đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó phát triển du lịch tâm linh gắn với văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer là trọng tâm.