Đồng bào dân tộc Lô Lô ở huyện Mèo Vạc, Hà Giang hiện có khoảng hơn 200 hộ với gần 1 nghìn nhân khẩu sinh sống chủ yếu ở xã Xín Cái và thị trấn Mèo Vạc. Người Lô Lô nơi đây có bề dày lịch sử và tín ngưỡng, văn hóa dân gian độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc.
Sùng Thị Vân (19 tuổi), dân tộc Lô Lô, hiện là sinh viên năm nhất của Học viện Hành chính Quốc gia, trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều học sinh, sinh viên với câu chuyện vượt khó và thành tích học tập xuất sắc của mình.
Với phụ nữ dân tộc Lô Lô ở huyện vùng cao Mèo Vạc (Hà Giang), việc gìn giữ và phát triển nghề thêu thổ cẩm truyền thống đã trở thành nét văn hóa đặc sắc trong đời sống, góp phần không nhỏ vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương.
Đam mê văn hóa truyền thống và mong muốn gìn giữ bản sắc dân tộc, anh Lò Mí Tam, dân tộc Lô Lô ở thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã tiên phong thành lập Tổ hợp tác may mặc thổ cẩm dân tộc Lô Lô trên mảnh đất quê hương.
Trong khuôn khổ Ngày hội “ Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2022, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đồng bào dân tộc Lô Lô ở thôn Sảng Pả A, thị Trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã tổ chức tái hiện trích đoạn Lễ cúng tổ tiên đặc sắc của dân tộc mình.
Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô ở thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc (Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.
Ngày 31/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2086/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025. Đề án thực hiện tại 194 thôn, bản của các dân tộc thiểu số rất ít người trên địa bàn 12 tỉnh của cả nước, trong đó có người Lô Lô ở tỉnh Cao Bằng.
Là một trong những dân tộc ít người ở Hà Giang, nhưng đến nay người Lô Lô ở xóm Sảng Pả A (thị trấn Mèo Vạc) vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.