Từ bon Bu Bir
Bon Bu Bir, xã Quảng Tín (Đắk R’lấp) hiện có 55 hộ, với hơn 500 khẩu, chủ yếu là đồng bào M’nông sinh sống. Theo ông Điểu Trang, Trưởng bon Bu Bir thì thời gian qua, được sự quan tâm, tuyên truyền vận động của chính quyền các cấp về phong trào TDĐKXDĐSVH, bà con trong bon luôn ý thức được vai trò của mình trong việc xây dựng nếp sống văn hóa khu dân cư và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Theo đó, ngoài việc thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang thì bà con trong bon cũng nỗ lực tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật do chính quyền các cấp tổ chức cũng như mạnh dạn áp dụng những giống cây, con mới có năng suất vào sản xuất. Nhờ đó, 90% gia đình đạt danh hiệu văn hóa, trong bon không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm và ngày càng xuất hiện nhiều hộ có thu nhập cao như: Điểu Phương, Thị Nhót, Điểu Son…
Bon Bu Bir không còn hộ nào phải chịu cảnh nhà cửa dột nát, tất cả các hộ đều được sử dụng điện thắp sáng và nước sạch để sinh hoạt. Đường nội bon đã được nhựa hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào đi lại, giao thương dễ dàng. Tỷ lệ người sinh con thứ 3 giảm. Trẻ em sinh ra đều được chăm sóc chu đáo và đến trường theo đúng độ tuổi. Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Trong bon không có đơn thư khiếu nại vượt cấp, không có các tệ nạn xã hội; khi ốm đau, không cúng bái như trước mà đều đến trạm y tế xã để khám chữa bệnh. Trong sinh hoạt thường ngày, đồng bào đã chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh. Việc chăn nuôi theo hình thức thả rông đã dần được xóa bỏ...
Đến buôn U3
Buôn U3, thị trấn Ea T’ling (Chư Jút) là một trong những buôn tiêu biểu giữ vững danh hiệu văn hóa trong nhiều năm liền.
Theo ông Y Bhit, Trưởng buôn U3, ngay khi phong trào TDĐKXDĐSVH được phát động và được sự hướng dẫn của chính quyền địa phương, buôn đã thành lập Ban vận động với các thành viên là trưởng buôn, già làng, người có uy tín, đại diện đoàn thể để thường xuyên tuyên truyền vận động bà con phát huy tinh thần, vai trò trong thực hiện.
Cùng với việc vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các tổ chức đoàn thể còn đứng ra tín chấp với ngân hàng để bà con được vay vốn sản xuất. Thông qua đó, đồng bào đã tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, xây dựng nhiều mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao.
Buôn cũng đã phát huy tốt dân chủ cơ sở, các khoản đóng góp đều được thực hiện trên nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Bộ mặt kinh tế - xã hội của buôn ngày một phát triển. Số hộ gia đình có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm ngày một tăng; 90% số hộ có nhà cửa kiên cố, mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ sinh hoạt; 90% gia đình đạt danh hiệu văn hóa; trong đó có nhiều gia đình giữ vững danh hiệu trong nhiều năm liền. Các hoạt động cưới hỏi, tang lễ đều được thực hiện theo hướng tiết kiệm, văn minh.
Góp phần xây dựng nông thôn mới
Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có khoảng 40 dân tộc, với 32.553 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Trong thời gian qua, để phong trào TDĐKXDĐSVH đi vào cuộc sống của người dân nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, các ngành chức năng, địa phương của tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Trong đó, tập trung tuyên truyền các nội dung xây dựng đời sống văn hóa và giữ gìn bản sắc dân tộc; thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội; biểu dương các điển hình tiên tiến trong xây dựng đời sống văn hóa…
Cùng với đó, các ngành, địa phương đã quan tâm đầu tư khôi phục, bảo tồn và tổ chức các lễ hội giới thiệu các làn điệu dân ca truyền thống, nét đẹp văn hóa của các dân tộc trên địa bàn. Nhờ đó, công tác xây dựng gia đình văn hóa, thôn, bon văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã từng bước nâng cao chất lượng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đề cao các giá trị đạo đức, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, cộng đồng.
Đến nay, toàn tỉnh 23.133/32.553 hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 71,06%); 78/153 bon, buôn, bản đạt danh hiệu văn hóa (chiếm 50,98%). Một số hủ tục như: tảo hôn, thách cưới, mê tín dị đoan... được xóa bỏ; tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi. Môi trường văn hóa lành mạnh, cảnh quan sạch, đẹp đang được đồng bào chung sức xây dựng. Từ phong trào TDĐKXDĐSVH đã góp phần tạo nên diện mạo mới trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương và toàn tỉnh.
Bon Bu Bir, xã Quảng Tín (Đắk R’lấp) hiện có 55 hộ, với hơn 500 khẩu, chủ yếu là đồng bào M’nông sinh sống. Theo ông Điểu Trang, Trưởng bon Bu Bir thì thời gian qua, được sự quan tâm, tuyên truyền vận động của chính quyền các cấp về phong trào TDĐKXDĐSVH, bà con trong bon luôn ý thức được vai trò của mình trong việc xây dựng nếp sống văn hóa khu dân cư và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Theo đó, ngoài việc thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang thì bà con trong bon cũng nỗ lực tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật do chính quyền các cấp tổ chức cũng như mạnh dạn áp dụng những giống cây, con mới có năng suất vào sản xuất. Nhờ đó, 90% gia đình đạt danh hiệu văn hóa, trong bon không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm và ngày càng xuất hiện nhiều hộ có thu nhập cao như: Điểu Phương, Thị Nhót, Điểu Son…
Bon Bu Bir không còn hộ nào phải chịu cảnh nhà cửa dột nát, tất cả các hộ đều được sử dụng điện thắp sáng và nước sạch để sinh hoạt. Đường nội bon đã được nhựa hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào đi lại, giao thương dễ dàng. Tỷ lệ người sinh con thứ 3 giảm. Trẻ em sinh ra đều được chăm sóc chu đáo và đến trường theo đúng độ tuổi. Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Trong bon không có đơn thư khiếu nại vượt cấp, không có các tệ nạn xã hội; khi ốm đau, không cúng bái như trước mà đều đến trạm y tế xã để khám chữa bệnh. Trong sinh hoạt thường ngày, đồng bào đã chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh. Việc chăn nuôi theo hình thức thả rông đã dần được xóa bỏ...
Đến buôn U3
Buôn U3, thị trấn Ea T’ling (Chư Jút) là một trong những buôn tiêu biểu giữ vững danh hiệu văn hóa trong nhiều năm liền.
Một góc buôn U3 hôm nay |
Cùng với việc vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các tổ chức đoàn thể còn đứng ra tín chấp với ngân hàng để bà con được vay vốn sản xuất. Thông qua đó, đồng bào đã tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, xây dựng nhiều mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao.
Buôn cũng đã phát huy tốt dân chủ cơ sở, các khoản đóng góp đều được thực hiện trên nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Bộ mặt kinh tế - xã hội của buôn ngày một phát triển. Số hộ gia đình có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm ngày một tăng; 90% số hộ có nhà cửa kiên cố, mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ sinh hoạt; 90% gia đình đạt danh hiệu văn hóa; trong đó có nhiều gia đình giữ vững danh hiệu trong nhiều năm liền. Các hoạt động cưới hỏi, tang lễ đều được thực hiện theo hướng tiết kiệm, văn minh.
Góp phần xây dựng nông thôn mới
Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có khoảng 40 dân tộc, với 32.553 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Trong thời gian qua, để phong trào TDĐKXDĐSVH đi vào cuộc sống của người dân nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, các ngành chức năng, địa phương của tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Trong đó, tập trung tuyên truyền các nội dung xây dựng đời sống văn hóa và giữ gìn bản sắc dân tộc; thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội; biểu dương các điển hình tiên tiến trong xây dựng đời sống văn hóa…
Cùng với đó, các ngành, địa phương đã quan tâm đầu tư khôi phục, bảo tồn và tổ chức các lễ hội giới thiệu các làn điệu dân ca truyền thống, nét đẹp văn hóa của các dân tộc trên địa bàn. Nhờ đó, công tác xây dựng gia đình văn hóa, thôn, bon văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã từng bước nâng cao chất lượng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đề cao các giá trị đạo đức, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, cộng đồng.
Đến nay, toàn tỉnh 23.133/32.553 hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 71,06%); 78/153 bon, buôn, bản đạt danh hiệu văn hóa (chiếm 50,98%). Một số hủ tục như: tảo hôn, thách cưới, mê tín dị đoan... được xóa bỏ; tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi. Môi trường văn hóa lành mạnh, cảnh quan sạch, đẹp đang được đồng bào chung sức xây dựng. Từ phong trào TDĐKXDĐSVH đã góp phần tạo nên diện mạo mới trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương và toàn tỉnh.
Báo Đắk Nông