Đắk Lắk gắn quyền lợi, trách nhiệm của người dân trong việc giữ rừng

Nhóm hộ dân buôn Ja, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk cùng lực lượng Kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Yang Sin tuần tra rừng. Ảnh: Anh Dũng - TTXVN
Nhóm hộ dân buôn Ja, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk cùng lực lượng Kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Yang Sin tuần tra rừng. Ảnh: Anh Dũng - TTXVN

Từ khi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đi vào cuộc sống, hàng nghìn người dân vùng đệm Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk vốn trước đây sống phụ thuộc nhiều vào việc khai thác các sản vật từ rừng nay đã trở thành những “kiểm lâm” góp sức vào công cuộc quản lý, bảo vệ rừng của đơn vị này. Đổi lại, rừng cũng đã mang lại cho họ một thu nhập không nhỏ từ công việc giữ rừng để cải thiện cuộc sống.

Đắk Lắk gắn quyền lợi, trách nhiệm của người dân trong việc giữ rừng ảnh 1Nhóm hộ dân buôn Ja, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk cùng lực lượng Kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Yang Sin tuần tra rừng. Ảnh: Anh Dũng - TTXVN

Gần 10 năm trở lại đây, ông Y Lực Ding ở buôn Ja, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông cùng với 9 người khác trong buôn đã nhận khoán quản lý, bảo vệ hơn 200 ha rừng của Vườn Quốc gia Chư Yang Sin. Cũng từ đó, ông cùng với nhóm của mình thường xuyên cùng với lực lượng kiểm lâm vườn đi tuần tra rừng để ngăn chặn người dân xâm nhập vào rừng trái phép, các hành vi phá rừng khai thác lâm sản, săn bắn thú rừng.

Đắk Lắk gắn quyền lợi, trách nhiệm của người dân trong việc giữ rừng ảnh 2Nhóm hộ dân buôn Ja, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk cùng lực lượng Kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Yang Sin tuần tra rừng. Ảnh: Anh Dũng - TTXVN

Vào mùa khô, nhóm của ông cùng với lực lượng kiểm lâm phát dọn đường băng cản lửa, phòng chống cháy rừng. Không chỉ vậy, ông còn thường xuyên nghe ngóng tình hình ở khu vực gần rừng, khi phát hiện có những dấu hiệu của việc xâm nhập vào rừng trái phép thì thông báo cho kiểm lâm vườn cắt cử lực lượng kiểm tra, xử lý. Việc tham gia giữ rừng đã mang lại thu nhập cho mỗi hộ dân khoảng 10 triệu đồng/năm, góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình ông và người tham gia trong nhóm.

Đắk Lắk gắn quyền lợi, trách nhiệm của người dân trong việc giữ rừng ảnh 3Cán bộ Kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Yang Sin triển khai phương án tuần tra rừng đến nhóm hộ. Ảnh: Anh Dũng - TTXVN

Ông Y Lực Ding phấn khởi cho biết, nhờ tham gia giữ rừng mà gia đình ông có thêm nguồn thu nhập để mua sách vở, quần áo cho các con, các cháu đi học.

Đắk Lắk gắn quyền lợi, trách nhiệm của người dân trong việc giữ rừng ảnh 4Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đi vào cuộc sống giúp Vườn Quốc gia Chư Yang Sin quản lý, bảo vệ tốt hơn diện tích rừng được giao. Ảnh: Anh Dũng - TTXVN

Nhận khoán quản lý bảo vệ rừng không chỉ giúp tăng nguồn thu nhập mà còn làm thay đổi dần nhận thức của bà con. Những chuyến đi rừng cùng kiểm lâm vườn đã giúp bà con trong buôn hiểu hơn về vai trò, ý nghĩa của rừng với cuộc sống con người.

Đắk Lắk gắn quyền lợi, trách nhiệm của người dân trong việc giữ rừng ảnh 5Nhóm hộ dân buôn Ja, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk cùng lực lượng Kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Yang Sin tuần tra rừng. Ảnh: Anh Dũng - TTXVN

Những dòng suối ngày ngày cung cấp nguồn nước sinh hoạt mát lành cho bà con trong buôn chính là nhờ những cánh rừng xanh chắt chiu, gìn giữ. Từ đó, họ về tuyên truyền lại cho bà con trong buôn làng cùng chung tay bảo vệ rừng. “Qua những buổi đi tuần rừng hay các buổi tập huấn do Vườn phối hợp với chính quyền tổ chức mình đã hiểu hơn về tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống buôn làng. Mình đã tuyên truyền cho bà con không phá rừng, gặp lâm tặc thì phải báo cho Vườn”, anh Y Doe Niê ở buôn Ja, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông nói.

Đắk Lắk gắn quyền lợi, trách nhiệm của người dân trong việc giữ rừng ảnh 6Nhóm hộ dân buôn Ja, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk cùng lực lượng Kiểm lâm Vườn Quốc gia Chư Yang Sin tuần tra rừng. Ảnh: Anh Dũng - TTXVN

Ông Lộc Xuân Nghĩa, Giám đốc Vườn Quốc gia Chư Yang Sin cho biết, Vườn quốc gia Chư Yang Sin có diện tích hơn 59.491 ha với địa hình chia cắt bởi núi cao, vực sâu nên việc di chuyển để tuần tra rừng gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, hiện nay mỗi kiểm lâm của vườn ở đây vẫn phải đảm nhận nhiệm vụ quản lý, bảo vệ bình quân hơn 500 ha rừng.

Chính vì vậy, việc giao khoán rừng cho người dân đã giúp tăng cường lực lượng cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Kể từ khi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đi vào cuộc sống, hằng năm Vườn Quốc gia Chư Yang Sin đã giao khoán hơn 40.000 ha rừng cho 176 nhóm hộ với 1.475 hộ dân thuộc các huyện Krông Bông, Lắk và huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) để đồng quản lý, bảo vệ.

Riêng năm 2021, từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng, vườn đã chi trả cho bà con nhận khoán với tổng số tiền hơn 13,2 tỷ đồng. Qua đó, giúp cho bà con trong buôn tăng thêm thu nhập, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Do đó, giữa đơn vị và bà con trong buôn ngày càng tin tưởng, gắn bó và hỗ trợ trong thực hiện nhiệm vụ nhất là công tác quản lý bảo vệ rừng và chấp hành tốt các chủ trương đường lối của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước. Cụ thể là trong những năm qua Vườn Quốc gia Chư Yang Sin không để mất một diện tích rừng nào trong việc để người dân xâm canh, lấn chiếm.

Việc giao khoán rừng ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng trong những năm qua đã gắn được quyền lợi và trách nhiệm của người dân với việc giữ rừng. Qua đó, giúp họ nhận thấy giá trị thực sự của rừng mang lại khi chúng được bảo vệ, góp phần giữ gìn những giá trị tốt đẹp của đại ngàn Chư Yang Sin hùng vĩ.

Anh Dũng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm