Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng người dân Mường Phăng - Điện Biên

Anh Lò Văn Ánh (bản Phăng 2, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) lau lại bức ảnh bà nội là cụ Lò Thị Đôi được chụp chung với Đại tướng trong lần Đại tướng lên thăm lại Điện Biên lần cuối vào năm 2004. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN
Anh Lò Văn Ánh (bản Phăng 2, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) lau lại bức ảnh bà nội là cụ Lò Thị Đôi được chụp chung với Đại tướng trong lần Đại tướng lên thăm lại Điện Biên lần cuối vào năm 2004. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN

Đối với đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã Mường Phăng (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người thân trong gia đình. Tại thung lũng Mường Phăng, trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho xây dựng căn cứ Sở Chỉ huy chiến dịch nằm dưới chân núi Pú Đồn, bao bọc bởi đại ngàn rừng già Mường Phăng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng người dân Mường Phăng - Điện Biên ảnh 1 Cứ mỗi dịp gần đến lễ lớn trọng đại của dân tộc như ngày 2/9, 7/5, 30/4, ngày sinh, ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì người dân trên địa bàn xã Mường Phăng lại cùng nhau xem lại những thước phim kể về cuộc đời, quá trình hoạt động cách mạng của Đại tướng để nhớ, tri ân về Người. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN  

Tại đây, Đại tướng đã đưa ra những quyết sách đúng đắn, sáng suốt, thể hiện tài thao lược và tầm nhìn quân sự kiệt xuất để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Sau Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, căn cứ Sở Chỉ huy chiến dịch đã được người dân Mường Phăng gìn giữ vẹn nguyên. Hình ảnh về Đại tướng vẫn luôn khắc sâu trong tâm thức mỗi người dân nơi đây. Tình cảm mà Đại tướng dành cho người dân Mường Phăng đã trở thành động lực để họ đoàn kết, chung tay xây dựng bản làng ngày một phát triển, ấm no.

Vẹn nguyên ký ức về Đại tướng

67 năm sau dấu mốc chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (năm 1954), 17 năm sau lần cuối cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên thăm Mường Phăng (năm 2004), hình ảnh và những kỷ niệm về Đại tướng vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của mỗi người nơi đây.

Bên hiên căn nhà sàn ở cuối bản Bua (phiên âm nghĩa tiếng Thái là “làng sen”) của xã Mường Phăng, mỗi ngày, ông Lò Văn Biên (sinh năm 1957, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Mường Phăng) đều dành một khoảng thời gian nhất định vào buổi sáng sớm để lau chiếc đài quay băng màu đỏ mà Đại tướng đã tặng cho bố ông là cụ Lò Văn Bóng trong chuyến thăm cuối cùng Đại tướng lên Điện Biên vào năm 2004.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng người dân Mường Phăng - Điện Biên ảnh 2 Ông Lò Văn Biên lau chiếc đài mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng cho bố anh là cụ Lò Văn Bóng trong chuyến thăm Điện Biên cuối cùng vào năm 2004. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954), cụ Lò Văn Bóng là người tham gia bảo vệ an ninh vòng ngoài kiêm liên lạc cho Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, không lâu sau, cụ Lò Văn Bóng trở thành một trong số những người tham gia trông coi, bảo vệ đại ngàn rừng già Mường Phăng bao bọc hệ thống hầm hào, lán trại…của Sở Chỉ huy.

Sau gần 20 năm, chiếc đài quay băng ấy đã trở thành kỷ vật vô giá của gia đình ông Lò Văn Biên. Người nhà ông Biên cho rằng, tuy chiếc đài quay băng được coi là “gia bảo” của gia đình nhưng ngăn tủ nơi cất giữ kỷ vật này chỉ ông Biên được phép sử dụng. Với ông Lò Văn Biên, nếu một ngày không được lau chùi, ngắm kỷ vật này vào buổi sáng sớm, ngày đó ông như thiếu vắng đi một điều gì đó gần gũi, thân thuộc.

Ông Lò Văn Biên còn nhớ như in chuyến thăm Mường Phăng của Đại tướng. Năm 2004, nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, bác Giáp lên thăm Mường Phăng. Ngay từ sáng sớm, đồng bào Thái, Kinh, Mông ở xã Mường Phăng đã tề tựu, chờ để được gặp Đại tướng. Sau khi bác Giáp vào thăm hầm hào, công sự, lán trại trong Sở Chỉ huy, khi trở ra, bác dành nhiều thời gian để gặp gỡ, thăm hỏi, nói chuyện với đồng bào. Bác căn dặn người dân phải đoàn kết, cố gắng làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng ấm no, khang trang hơn nữa. Hôm đó, bác Giáp tặng quà người dân trong xã, cụ Bóng - bố đẻ ông được bác tặng quà kèm chiếc đài quay băng và nghe radio này. Có chiếc đài, những ngày sau đó, cụ Bóng vui sướng, tự hào lắm. Năm 2013, cụ Bóng mất. Lúc lâm chung, tâm nguyện của cụ là được ngắm, sờ chiếc đài lần cuối và căn dặn con cháu phải gìn giữ kỷ vật này thật cẩn thận.

Với cụ Lường Văn Nánh (bản Phăng 1, xã Mường Phăng) dù ở độ tuổi gần 90 nhưng ký ức về lần gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào năm đó vẫn còn vẹn nguyên. Trong căn nhà sàn Thái cổ, giọng kể hào sảng của cụ như át cả tiếng mưa đang rả rích đầu hồi.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng người dân Mường Phăng - Điện Biên ảnh 3Năm 2004 khi Đại tướng trở lại Điện Biên, Người căn dặn nhân dân xã Mường Phăng cùng nhau đoàn kết, hăng say lao động để cuộc sống dần ấm no. Khắc ghi lời dặn dò đó, ở độ tuổi gần 90 tuổi, cụ Lường Văn Nánh (bản Phăng 1, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ) vẫn lao động chăm chỉ. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN  

Những gì diễn ra trong sáng sớm tại cánh đồng Phiêng Ta Lét, nơi người dân đón chờ Đại tướng luôn in đậm trong ký ức của nhiều thế hệ đồng bào nơi đây. Đại tướng gần gũi, thân tình lắm. Hôm đó, Đại tướng nói với người dân Mường Phăng rằng, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, người dân đoàn kết, bí mật, bảo vệ Đại tướng và mọi người. Tình cảm của người dân đối với Đại tướng và bộ đội rất sâu sắc. Đại tướng nói trong sự xúc động. Đại tướng căn dặn đồng bào tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, hăng say lao động để nhà nhà ấm no hơn, bản làng đẹp hơn. Người dân giữ gìn thật tốt cánh rừng Mường Phăng, khu di tích để thế hệ trẻ luôn ghi nhớ về lịch sử, tự hào dân tộc. Lúc bác Giáp bắt tay người dân trong bịn rịn, xúc động để tạm biệt mọi người, người dân Mường Phăng đã khóc, cụ Lường Văn Nánh kể.

Rời bản Phăng 1, chúng tôi đến bản Phăng 2 (xã Mường Phăng) để tìm gặp anh Lò Văn Ánh - người còn lưu giữ được kỷ vật quý về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong căn nhà sàn truyền thống, bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp chung với nhiều người dân Mường Phăng được chủ nhà treo nơi trang trọng, dễ nhìn thấy nhất.

Anh Lò Văn Ánh chia sẻ, “bức ảnh là khoảnh khắc cụ Lò Thị Đôi, bà nội tôi và nhiều người dân tộc Thái đen trong xã được chụp chung với Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lần Đại tướng lên thăm lại Điện Biên năm 2004”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng người dân Mường Phăng - Điện Biên ảnh 4Anh Lò Văn Ánh (bản Phăng 2, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) lau lại bức ảnh bà nội là cụ Lò Thị Đôi được chụp chung với Đại tướng trong lần Đại tướng lên thăm lại Điện Biên lần cuối vào năm 2004. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN  

Anh Ánh cho biết, “người đứng cạnh bác Giáp trong bức ảnh này là bà nội tôi, cụ Lò Thị Đôi”. Lúc còn sống, cụ Đôi quý bức ảnh này lắm. Thi thoảng, cụ lại mang ra xem rồi kể cho con cháu nghe về Đại tướng. Cụ dặn dò con cháu trong gia đình, dòng họ phải nỗ lực xây dựng quê hương Mường Phăng và gìn giữ Khu di tích Sở Chỉ huy. Ngày biết tin Đại tướng mất, cụ Đôi buồn rầu, cả ngày hôm đó cụ ngồi tựa cửa, ôm bức ảnh chụp chung với Đại tướng, mắt hướng về phía Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ mà khóc.

Theo các cụ cao niên trong xã, tháng 1/1954, khi Sở Chỉ huy chiến dịch chuyển vị trí đóng quân từ hang Huổi He (nay là xã Nà Nhạn, thành phố Điện Biên Phủ) lên Mường Phăng, cụ Lò Thị Đôi và nhiều người dân trong xã Mường Phăng đã tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp lương thực, thực phẩm cho bộ đội trong Sở Chỉ huy chiến dịch, góp phần làm tốt công tác hậu cần, chi viện cho khu căn cứ cách mạng.

Anh Lò Văn Ánh cho biết, khi nghe ông bà và các bậc cha ông kể lại, anh càng hiểu hơn về công lao, tình cảm mà Đại tướng đã dành cho người dân xã Mường Phăng. Là thế hệ con cháu, cứ đến dịp sinh nhật của bác Giáp hay những dịp trọng đại của đất nước, người dân trong xã cùng nhau đến khu tưởng niệm bác Giáp để thắp hương, tưởng nhớ, tri ân công lao của Đại tướng.

Xây dựng bản làng xứng danh vùng căn cứ địa cách mạng

Xã Mường Phăng nằm ngoài thung lũng Mường Thanh, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 40km. Toàn xã có hơn 1.100 hộ dân với trên 5.440 nhân khẩu thuộc cộng đồng các dân tộc Mông, Thái, Kinh… sinh sống ở 20 thôn, bản, trong đó người Thái chiếm 73%, dân tộc Mông chiếm 24%... Địa hình Mường Phăng là một thung lũng trải dài, bao bọc xung quanh là núi cao, được tắm mát bởi các dòng suối Pá Hốc Khiều (rừng tre xanh), Huổi Luông, hồ Pá Khoang (rừng trúc). Lợi thế chiến lược về địa hình, địa mạo và hội tụ các yếu tố về quân sự, thuận lợi cho theo dõi diễn biến hình thái chiến trường ở lòng chảo Mường Thanh nên trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Mường Phăng được Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn lựa để xây dựng Sở Chỉ huy chiến dịch.

Hệ thống hầm hào, lán trại, công sự…của Sở Chỉ huy được bố trí theo hệ thống liên hoàn, ẩn mình kín đáo, an toàn dưới những tán rừng già của chân núi Pú Đồn. Tại đây, cơ quan đầu não của quân đội ta đã “đóng chân” 105 ngày (từ ngày 31/1/1954 đến ngày 15/5/1954). Đây là địa điểm “dừng chân” thứ 3 và là địa điểm cuối cùng cho đến khi chiến dịch kết thúc, chiến thắng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng người dân Mường Phăng - Điện Biên ảnh 5Cụ Lường Văn Nánh (bản Phăng 1, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ) kể lại cho thế hệ trẻ về ký ức trong lần được gặp Đại tướng vào năm 2004 khi Đại tướng trở lại Điện Biên. Ảnh: Xuân Tiến – TTXVN

Trải qua 67 năm với sự chung tay, đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và cộng đồng dân tộc Kinh, Thái, Mông… vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng đã dần đổi thay, khởi sắc. Kinh tế - xã hội phát triển, đời sống của đồng bào ngày một ấm no… xứng danh với truyền thống cách mạng của vùng căn cứ địa cách mạng.

Dẫn chúng tôi đi trên trục đường nhựa rộng, khang trang chạy qua trung tâm xã, Chủ tịch UBND xã Mường Phăng Lò Văn Hợp cho biết, năm 2018, xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện nay, địa phương đang tiếp tục duy trì xã đạt chuẩn nông thôn mới, triển khai đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2021-2025, đồng thời phấn đấu xây dựng 2 thôn, bản đạt tiêu chuẩn “thôn, bản nông thôn mới kiểu mẫu”.

Hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, giao thông, kênh mương nội đồng phát triển đã tạo tiền đề, nền tảng vững chắc cho địa phương phát triển về mọi mặt trong hiện tại và tương lai. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt khoảng 30 triệu đồng/năm; hơn 98% số hộ trong xã có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định; hơn 80% thôn, bản đạt danh hiệu thôn bản văn hóa. Toàn xã có gần 220 ha gieo trồng lúa Đông Xuân, năng suất ước đạt 60 tạ/ha, sản lượng ước đạt hơn 1.300 tấn; gần 100ha trồng ngô, sắn, dong riềng, khoảng 22ha trồng rau màu các loại, hơn 42ha cây ăn quả. Trong chăn nuôi, Mường Phăng cũng đạt được những kết quả quan trọng. Toàn xã có hơn 4.500 con gia súc các loại, hơn 46.600 con gia cầm, hơn 110ha nuôi trồng thủy sản… Những năm qua, các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, cho thu nhập cao như nuôi cá ao, cá lồng thương phẩm, nuôi lợn rừng, nhím, trồng cây ăn quả (hồng xiêm, mắc cọp, mận) được người dân trên địa bàn nhân rộng. Đặc biệt hơn, nhờ sự mạnh dạn trong chuyển đổi giống cây trồng, khai thác lợi thế về quỹ đất, thổ nhưỡng nên đến nay toàn xã đã có gần 10ha trồng cây công nghiệp dài ngày. Mục tiêu đến cuối năm 2021, xã phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100%…

Ông Lò Văn Hợp, Chủ tịch UBND xã Mường Phăng cho biết, khắc ghi lời dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người dân trên địa bàn đã tập trung phát triển kinh tế, nỗ lực vươn lên, làm cho diện mạo nông thôn tại mỗi bản làng ngày càng đổi thay. Ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng đặc dụng Mường Phăng, gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử của Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ngày càng nâng lên. Trong tâm thức của mỗi người dân, ai cũng muốn cống hiến để góp sức mình trong việc xây dựng quê hương thêm ấm no, xứng danh là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng như lời căn dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm xưa. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Mường Phăng đều quyết đồng lòng, chung tay thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra.

Anh Lò Văn Ánh (bản Phăng 2, xã Mường Phăng) chia sẻ, là thành viên Tổ quản lý, bảo vệ Di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, hằng ngày, thực hiện nhiệm vụ trông coi, bảo vệ và tiếp xúc các công trình trong khu di tích anh thấy rất vui, hạnh phúc. Mỗi khi đến gần Lán làm việc của Đại tướng, trong lòng anh rất tự hào và nhớ về Đại tướng. Anh sẽ cố gắng, góp sức mình cùng với mọi người giữ gìn khu di tích luôn sạch đẹp, khang trang.

Tự hào là một trong 3 ngôi trường nằm trên địa bàn xã được mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thầy và trò Trường Tiểu học Võ Nguyên Giáp ra sức thi đua, nâng cao chất lượng dạy-học, đạt nhiều thành tích để xứng danh với ngôi trường mang tên vị Đại tướng kính yêu.

Cô Nguyễn Thị Thanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Nguyên Giáp cho biết, sau khi Đại tướng mất, để tri ân Đại tướng, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã cho đổi tên 3 ngôi trường thuộc các bậc học Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở trên địa bàn được mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với niềm vinh dự, tự hào ấy, tập thể cán bộ, giáo viên, thế hệ học sinh công tác, học tập tại các ngôi trường luôn ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu, đạt thành tích cao trong dạy và học để xứng danh với ngôi trường mang tên Đại tướng. Riêng Trường Tiểu học Võ Nguyên Giáp, hiện nay, trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ II, học sinh luôn được rèn đức, luyện tài, trau dồi về truyền thống cách mạng của quê hương, đạt nhiều thành tích cao qua các năm. Trong giảng dạy, nhà trường luôn chú trọng lồng ghép chương trình hoặc tổ chức buổi ngoại khóa để học sinh tìm hiểu về truyền thống cách mạng của Mường Phăng, về chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ đó, nuôi dưỡng niềm tự hào, hun đúc tinh thần cách mạng dân tộc và thêm kính yêu, khắc ghi công ơn của Đại tướng.

Chiều muộn, rời Mường Phăng trên con đường Loọng Nghịu - Nà Nhạn, đi giữa trập trùng sóng lúa dưới hạ nguồn Loọng Luông, chúng tôi càng cảm nhận rõ cuộc sống ấm no của cộng đồng các dân tộc nơi đây: Khung cảnh bản làng trù phú, yên bình tựa lưng vào núi, những khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, ao thả cá, vườn cây trĩu quả cũng hiện hữu trên con đường liên bản. Xa xa, đỉnh Pú Huốt (đỉnh “Sừng Trời” có độ cao 1.700m so với mực nước biển) nơi mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho đặt Đài quan sát để theo dõi hình thái chiến trường lòng chảo Mường Thanh trong chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn sừng sững, uy nghiêm và trở thành di tích lịch sử vô giá.

Xuân Tiến - Hải An

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam cải thiện môi trường học tập của trẻ em miền núi

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam cải thiện môi trường học tập của trẻ em miền núi

Ngày 25/3, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết hợp đồng viện trợ không hoàn lại giữa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tổ chức phi Chính phủ Plan International Japan triển khai Dự án cải thiện môi trường học tập từ góc nhìn bình đẳng giới tại các trường tiểu học và trung học cơ sở hai tỉnh Hà Giang và Lai Châu của Việt Nam.

Khẩn trương hoàn thành dự án đường Bắc Quang - Xín Mần

Khẩn trương hoàn thành dự án đường Bắc Quang - Xín Mần

Dự án cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang - Xín Mần (ĐT.177) là một trong những công trình giao thông trọng điểm tại tỉnh Hà Giang, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa. Dự án được khởi công từ tháng 4/2022, với chiều dài 42,72 km, tổng mức đầu tư điều chỉnh trên 1.496 tỷ đồng. Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, kết nối hai huyện Bắc Quang và Xín Mần, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, đi lại của đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như thúc đẩy các hoạt động du lịch và phát triển kinh tế vùng cao.

Quê hương đồng khởi Bến Tre với khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quê hương đồng khởi Bến Tre với khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

95 năm qua, Đảng bộ tỉnh Bến Tre không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Trong ngần ấy năm, Đảng bộ tỉnh Bến Tre luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, then chốt có tính quyết định để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng của tỉnh, xây dựng quê hương Đồng Khởi ngày càng giàu đẹp, văn minh, tự tin vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Bắc Kạn: 1.292 hộ dân thuộc diện hỗ trợ vẫn không thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bắc Kạn: 1.292 hộ dân thuộc diện hỗ trợ vẫn không thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Bắc Kạn), hiện tỉnh có 6.377 hộ gia đình đang ở trong nhà tạm, nhà dột nát cần được hỗ trợ làm mới và sửa chữa để ổn định cuộc sống; trong đó có 6.008 hộ gia đình thuộc đối tượng được hỗ trợ và 369 hộ gia đình không thuộc đối tượng được hỗ trợ xoá nhà tạm. 

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 25/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù vào sáng sớm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 25/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù, trời lạnh. Riêng khu vực Tây Bắc có mưa rào, dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng; miền Đông Nam Bộ nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C.

Hạn hán và xâm nhập mặn vùng ngọt Cà Mau diễn biến phức tạp

Hạn hán và xâm nhập mặn vùng ngọt Cà Mau diễn biến phức tạp

Các cơ quan khí tượng thủy văn dự báo, tình hình hạn hán trong mùa khô năm 2024 – 2025 sẽ còn diễn biến gay gắt, nghiêm trọng hơn do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu. Hạn hán cùng với xâm nhập mặn ở vùng ngọt ngày càng lấn sâu nội đồng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Hỗ trợ hơn 1.400 hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số khởi nghiệp

Hỗ trợ hơn 1.400 hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số khởi nghiệp

Chiều 24/3, tại Lạng Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tọa đàm "Đánh giá kết quả thực hiện Đề án 939 giai đoạn 2017 - 2025 tại tỉnh Lạng Sơn" (Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp).

Mỗi địa phương hỗ trợ mỗi ngày xóa 37 căn nhà dột nát, nhà tạm

Mỗi địa phương hỗ trợ mỗi ngày xóa 37 căn nhà dột nát, nhà tạm

Ngày 24/3, thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, tính từ Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đến nay, cả nước tăng khoảng 35.000 căn nhà được hoàn thành và xây mới, với bình quân mỗi địa phương hỗ trợ 37 căn nhà/ngày.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Thiếu nhi thi đua học tập, rèn luyện và làm nhiều việc tốt

Thiếu nhi thi đua học tập, rèn luyện và làm nhiều việc tốt

Ngày 24/3, tại tỉnh Bình Định, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Công ty Cổ phần Sữa quốc tế LOF - Thương hiệu Kun tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn”. Anh Lê Hải Long, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội Trung ương cùng đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, các Sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh Bình Định đến dự.

Nhiều cách làm hay để phổ biến, giáo dục pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn

Nhiều cách làm hay để phổ biến, giáo dục pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn

Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới, đời sống một bộ phận người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn gặp khó khăn do vẫn tồn tại nhiều tập quán, tập tục lạc hậu…, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. Trước thực trạng trên, lực lượng Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn đã bám sát địa bàn, xây dựng nhiều cách làm hay để phổ biến giáo dục, pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số biên giới.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 24/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 24/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm. Riêng khu vực Tây Bắc Bộ có mưa, dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ nắng nóng với nền nhiệt có nơi trên 35 độ C.

Trao giải thưởng Ngô Mây cho 10 gương mặt trẻ tiêu biểu vùng “đất võ, trời văn”

Trao giải thưởng Ngô Mây cho 10 gương mặt trẻ tiêu biểu vùng “đất võ, trời văn”

Tối 23/3, tại tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn, Tỉnh đoàn Bình Định tổ chức chương trình kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025) và trao giải thưởng Ngô Mây 2024. Sự kiện thu hút 2.000 cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham gia.

Sơn La: Nhanh chóng khống chế, dập tắt đám cháy tại quán ăn

Sơn La: Nhanh chóng khống chế, dập tắt đám cháy tại quán ăn

Khoảng 17 giờ 30 phút ngày 23/3, tại bản Cọ (phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) xảy ra hỏa hoạn thiêu rụi một quán ăn. Rất may vụ cháy không gây thiệt hại về người, nguyên nhân ban đầu được xác định là do chập điện.

Vận hành an toàn các công trình thủy điện trên sông Mã

Vận hành an toàn các công trình thủy điện trên sông Mã

Nhằm chủ động trong vận hành, điều tiết hồ chứa, tính toán dự báo lũ và đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du tại khu vực các huyện miền núi, thời gian qua Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống thiên tai tại các công trình thủy điện trên sông Mã.

Đồng hành với thanh thiếu nhi Sơn La

Đồng hành với thanh thiếu nhi Sơn La

Ngày 23/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Sơn La phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Bộ Tài chính, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Nhà hát Cải lương Việt Nam tổ chức thăm, tặng quà cho gần 100 thanh thiếu nhi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.

Lào Cai đang tích cực chuẩn bị hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, sẵn sàng cho những bước đột phá lớn vào năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

Hiện đại hạ tầng giao thông, Lào Cai tạo đột phá để bước vào kỷ nguyên mới

Tỉnh Lào Cai không ngừng vươn lên khẳng định vị thế là trung tâm kết nối giao thương khu vực phía Bắc, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Với mục tiêu trở thành cực tăng trưởng mạnh của khu vực, Lào Cai đang tích cực chuẩn bị hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, sẵn sàng cho những bước đột phá lớn vào năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.

Cán bộ, đoàn viên, thanh niên tỉnh Kiên Giang ra quân thực hiện Chương trình Tháng 3 biên giới tại Quần đảo Hải Tặc, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

"Địa chỉ đỏ" thấm đẫm máu đào của các anh hùng liệt sĩ

Phú Quốc (Kiên Giang) không chỉ nổi tiếng là “đảo Ngọc” du lịch mà còn được biết đến với Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam - Phú Quốc (Nhà tù Phú Quốc), thấm đẫm máu đào của các chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Sự hy sinh vô bờ bến của các anh hùng liệt sĩ đã góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước cách đây nửa thế kỷ.

Bác sĩ Bệnh viện Ung Bướu tỉnh Thanh Hóa đang khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho dân. Ảnh: Nguyễn Nam - TTXVN

Khám, cấp thuốc cho người dân nghèo ở vùng biên Thanh Hóa

Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 22/3, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Ung Bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Huyện đoàn Mường Lát, Công ty cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang và các đơn vị đồng hành tổ chức chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, trao tặng quà cho học sinh và người dân có hoàn cảnh khó khăn tại bản Cúm và bản Con Dao, xã Quang Chiểu, huyện biên giới Mường Lát.

 "Đi từng ngõ, gõ từng nhà" để đảm bảo trẻ em được tiêm vaccine sởi

"Đi từng ngõ, gõ từng nhà" để đảm bảo trẻ em được tiêm vaccine sởi

Theo Bộ Y tế, bệnh sởi có dấu hiệu chững lại nhưng gia tăng cục bộ tại một số địa phương, nhất là ở một số tỉnh, thành phố di biến động dân cư nhiều, khu vực miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế còn khó khăn, tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp... Bộ Y tế đã ban hành công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố; các Viện Pasteur về việc thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng chống bệnh sởi.