Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chương trình "Trái tim Việt Nam" - khắc họa một nhân cách lớn

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc Lời Tuyên thệ trong Ngày Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân tại Cao Bằng, ngày 22/12/1944. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc Lời Tuyên thệ trong Ngày Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân tại Cao Bằng, ngày 22/12/1944. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Những ai có trái tim vì nhân dân sẽ sống mãi trong trái tim của nhân dân. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và còn mãi bởi những giá trị lay động, kết nối hàng triệu trái tim người Việt. Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Bộ Quốc phòng; Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; gia đình Đại tướng; Tỉnh ủy Cao Bằng; Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội; Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện chương trình "Trái tim Việt Nam", phát sóng lúc 20 giờ 10 phút ngày 22/8 trên kênh VTV1.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chương trình "Trái tim Việt Nam" - khắc họa một nhân cách lớn ảnh 1Đại tướng Võ Nguyên Giáp (hàng đầu, thứ ba từ trái sang) bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau lễ phong quân hàm Đại tướng, tại Lục Rã, chân đèo Re, ngày 27/5/1948. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Không chỉ là những trận đánh, những chiến công lừng lẫy khiến thế giới khâm phục, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại cho đời sau những bài học sâu sắc, khơi gợi những giá trị sâu bên trong mỗi con người. Một thầy giáo lịch sử với với tình yêu nước thủy chung, sắt son; một vị tướng với sự nghiệp giải phóng dân tộc chấn động thế giới; một con người với nếp sống giản dị, chừng mực, chất nhân văn xuyên suốt một thế kỷ chiến tranh và hòa bình. Cái tên "Võ Nguyên Giáp" đã vượt qua giới hạn thời gian, ở lại mãi trong trái tim Việt Nam. Những giá trị ấy sẽ mãi vững bền cùng mỗi bước đi của dân tộc. Chương trình "Trái tim Việt Nam" không chỉ khắc họa một nhân cách lớn của thế kỉ 20, mà hơn hết là để khẳng định một giá trị Việt Nam bất diệt.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chương trình "Trái tim Việt Nam" - khắc họa một nhân cách lớn ảnh 2Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc Lời Tuyên thệ trong Ngày Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân tại Cao Bằng, ngày 22/12/1944. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chương trình "Trái tim Việt Nam" - khắc họa một nhân cách lớn ảnh 3Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước bàn kế hoạch mở chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954). Ảnh: Tư liệu TTXVN

Với kết cấu gồm 4 phần: "Những trái tim chung nhịp", "Những trái tim trong vòng vây", "Những trái tim tự do", "Những trái tim còn mãi với thời gian", chương trình đưa khán giả trở về với những dấu mốc của lịch sử đất nước. "Nhân vật kể chuyện" xuyên suốt chương trình chính là cuốn hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong suốt quãng đời hoạt động, đấu tranh, hồi ức quý giá của Đại tướng đã được ghi chép một cách công phu, tỉ mỉ trong những trang hồi ký. Những tư liệu lịch sử quý giá này chứa đựng tình cảm của Đại tướng với Bác Hồ kính yêu, sự tận tụy của Đại tướng với sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như những phẩm chất của Quân đội nhân dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, được minh chứng qua lửa đạn chiến tranh, với lịch sử dựng nước và giữ nước. Những trang hồi ký này sẽ dẫn lối xuyên suốt những sự kiện lịch sử lớn nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỉ 20.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chương trình "Trái tim Việt Nam" - khắc họa một nhân cách lớn ảnh 4Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo phương án tác chiến trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Bên cạnh chùm phóng sự, hoạt cảnh nhằm tái hiện lại không khí lịch sử, các mốc thời gian gắn liền với tên tuổi của Đại tướng, những cuộc trò chuyện trong chương trình gợi mở cho khán giả cảm xúc vừa kính trọng, tự hào, vừa gần gũi, chân thực từ góc nhìn của các vị khách mời. Không gian giao lưu được thực hiện ngay tại những địa danh lịch sử. Đó là cuộc gặp tại căn cứ cách mạng - khu rừng Trần Hưng Đạo với ông Dương Mạc Thăng, con trai ông Dương Mạc Thạch (tức Xích Thắng), nguyên Chính trị viên Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. Cuộc trò chuyện với Nhà sử học Dương Trung Quốc và Đại tá Đinh Thế Văn (nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 77 Trung đoàn 257 Sư đoàn 361 Quân chủng Phòng không không quân đơn vị bắn rơi 4 B52 12/1972) về "tinh thần Võ Nguyên Giáp - thực hiện ước nguyện Việt Nam độc lập, thống nhất mà Bác Hồ đã giao trọng trách" được diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long. Đây là nơi được lựa chọn đặt Sở Chỉ huy đặc biệt trong những ngày tháng căng thẳng nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ và cũng chính tại đây, Đại tướng đã chỉ đạo toàn quân phát huy tinh thần Điện Biên Phủ, làm nên một chiến thắng Điện Biên Phủ trên không lẫy lừng...

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chương trình "Trái tim Việt Nam" - khắc họa một nhân cách lớn ảnh 5Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát trận địa lần cuối cùng trước khi phát lệnh nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Hòa quyện với mạch cảm xúc thiêng liêng, tự hào của chương trình, các tiết mục nghệ thuật mang đến những giai điệu hào sảng về tình yêu quê hương đất nước, về tinh thần Việt Nam như: "Tiến bước dưới quân kỳ", "Phất cờ Nam tiến", "Đất nước bên bờ sóng", "Người Hà Nội", "Ca ngợi Hồ Chủ Tịch", "Người chiến sĩ ấy", "Sẽ chiến thắng"… do các nghệ sỹ: Nghệ sỹ Ưu tú Thanh Vinh, Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn, Lan Anh, Vũ Thắng Lợi, Phúc Tiệp, Cẩm Tú, Hoàng Hồng Ngọc, Viết Danh, Thu Thủy… cùng dàn hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng biểu diễn.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chương trình "Trái tim Việt Nam" - khắc họa một nhân cách lớn ảnh 6Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1976. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Chương trình "Trái tim Việt Nam" được thực hiện trong những ngày cả nước đang căng mình chống dịch COVID-19. Trong lịch sử của những cuộc chiến, những giờ phút căng thẳng nhất, những giai đoạn khó khăn, cam go nhất, người Việt Nam luôn dựa vào lịch sử để tìm ra không chỉ những bài học về chiến thuật, chiến lược kế thừa từ ông cha, còn để khơi dậy sức mạnh tinh thần, niềm tin vào sự đoàn kết toàn dân.

Phúc Hằng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Cổ phục thuần Việt tưng bừng phố Xuân

Cổ phục thuần Việt tưng bừng phố Xuân

Chương trình Tết Việt - Tết Phố đã chính thức diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 400 người mặc cổ phục. Đây là sự kiện văn hóa thường niên do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ đình Làng Việt tổ chức vào mỗi dịp “Tết đến, Xuân về”.

Tết với đồng bào 2025: Vạn dặm xuân vui

Tết với đồng bào 2025: Vạn dặm xuân vui

Năm 2025 ghi dấu nhiều sự kiện, ngày lễ lớn của đất nước. Với tinh thần ấy, “Tết với đồng bào 2025” sẽ hòa niềm vui chung của đồng bào trên khắp mọi miền Tổ quốc, của lòng tự hào là con Lạc cháu Rồng, với những mong muốn, khát khao làm rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Chương trình phát sóng 7 giờ trên kênh VTV1 và 9 giờ 30 phút trên kênh VTV5 ngày 29/1 (tức mùng 1 Tết Ất Tỵ).

Độc đáo phong tục treo vỏ sam của ngư dân miền biển

Độc đáo phong tục treo vỏ sam của ngư dân miền biển

Huyện Diễn Châu (Nghệ An) có hơn 20km đường bờ biển với 6 xã, thị trấn, ven biển, bãi ngang. Gắn bó với môi trường biển gần 100 năm qua, người dân ở nhiều xã vẫn lưu giữ được nhiều nghi lễ, tín ngưỡng thể hiện đậm nét văn hóa của cư dân miền biển như: tục nhúng giã, nghi thức mở cửa biển, tín ngưỡng thờ cá ông, lễ cầu ngư…

Triển lãm mỹ thuật Xuân biên cương mang dấu ấn cá tính nghệ sĩ

Triển lãm mỹ thuật Xuân biên cương mang dấu ấn cá tính nghệ sĩ

Ngày 17/1, Lễ khai mạc Triển lãm mỹ thuật Xuân biên cương đã diễn ra tại Hải Dương. Sự kiện do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lào Cai và Trung tâm nghệ thuật Thành Đông Babeeni (Tập đoàn Babeeni) phối hợp tổ chức.

Gìn giữ văn hóa đặc sắc gắn với phát triển du lịch Đắk Lắk

Gìn giữ văn hóa đặc sắc gắn với phát triển du lịch Đắk Lắk

Ngày 16/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã trao 16 bộ chiêng và các loại nhạc cụ (T’rưng, Đing Pah, chiêng tre, đàn bầu, sáo trúc, đàn nhị, sáo lỗ…), 69 đàn tính cùng 358 bộ trang phục truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M’nông, Tày, Nùng, Mường, Thái, Dao, Gia Rai… cho 33 câu lạc bộ, đội văn nghệ của 14 huyện, thị xã, thành phố.

Huế: Phát huy thế mạnh trong bảo tồn, trùng tu, phục hồi các điểm di tích

Huế: Phát huy thế mạnh trong bảo tồn, trùng tu, phục hồi các điểm di tích

Kế thừa và phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, năm 2025, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các dự án bảo tồn, trùng tu, phục hồi các công trình thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế góp phần từng bước lấy lại diện mạo của Kinh đô xưa. Qua đó, thúc đẩy phát triển du lịch di sản của thành phố.

Nhà văn Y Ban nhận Giải Đặc biệt Giải thưởng Hội Nhà văn 2024

Nhà văn Y Ban nhận Giải Đặc biệt Giải thưởng Hội Nhà văn 2024

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai công tác văn học năm 2025, trao Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024 và Lễ kết nạp Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Y Ban nhận Giải Đặc biệt Giải thưởng Hội Nhà văn Năm 2024.

 Gói bánh chưng Tết cùng người Dao đỏ ở Nguyên Bình

Gói bánh chưng Tết cùng người Dao đỏ ở Nguyên Bình

Mỗi khi năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, từ khoảng giữa tháng Chạp, người Dao đỏ ở huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) lại tất bật vào rừng hoặc ra chợ kiếm lá dong, xay xát thóc nếp để gói bánh chưng, cất rượu…

Hòa Bình: Lễ hội Gầu Tào, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của người Mông

Hòa Bình: Lễ hội Gầu Tào, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của người Mông

Ngày 11/1, tại hai xã Hang Kia và Pà Cò, UBND huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã tổ chức Lễ hội Gầu Tào, đây là hoạt động văn hóa dân gian truyền thống, đặc sắc với nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời của người Mông Hòa Bình. Lễ hội đã thu hút được hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam.

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Nếu như người đàn ông đóng vai trụ cột trong đời sống của người Dao Thanh Y thì phụ nữ ở dân tộc này lại nắm giữ những giá trị không thể thay thế, là người nuôi dưỡng phát huy nguồn văn hóa truyền thống trong mỗi gia đình và rộng hơn là bản sắc của cả một dân tộc. Một trong những nét văn hóa của phụ nữ Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh còn giữ lại được là nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm, thể hiện sự khéo léo, tài tình của phụ nữ.

Phục dựng, bảo tồn không gian nhà rông truyền thống ở Kon Tum

Phục dựng, bảo tồn không gian nhà rông truyền thống ở Kon Tum

Đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng, nhà rông được xem như “trái tim” của cả ngôi làng. Với yếu tố quan trọng trong tín ngưỡng, đời sống, nhà rông luôn được đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn nhằm phát huy các giá trị truyền thống, tạo nên không gian văn hóa mang nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc.

Khởi công xây dựng Khu bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường

Khởi công xây dựng Khu bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường

Ngày 8/1, UBND huyện Cao Phong (Hòa Bình) tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu không gian bảo tồn Di sản văn hóa Mo Mường gắn với dịch vụ du lịch tại xã Hợp Phong. Dự án được phê duyệt theo Nghị quyết số 455/NQ-HĐND ngày 11/5/2021 của HĐND tỉnh Hòa Bình, có quy mô diện tích 36,02 ha, tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An

Bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An từ lâu được biết đến là một trong những làng nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái. Trong quá trình phát triển, sự cạnh tranh từ các sản phẩm công nghiệp giá rẻ và sự thờ ơ của thế hệ trẻ khiến nghề dệt truyền thống này đứng trước nguy cơ mai một. Nhận thức rõ ràng về nguy cơ này, người dân và chính quyền địa phương cùng nhau thực hiện nhiều biện pháp cụ thể bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm. Qua đó không chỉ giữ gìn văn hóa truyền thống mà còn tạo thêm nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong vùng.

Tổ chức Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tổ chức Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Ngày 19/1, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình "Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo" năm 2025. Đây là hoạt động thường niên do Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức, thể hiện sự đoàn kết, tương thân, tương ái, chung tay góp phần tiếp nối và phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, chia sẻ tinh thần đón Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025 ấm áp nghĩa tình, hướng tới một năm mới bình an, tốt đẹp.

Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định

Phát huy di sản văn hóa phi vật thể Võ cổ truyền Bình Định

Ngày 5/1, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định, Viện nghiên cứu văn hóa (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và Võ cổ truyền Việt Nam”, với sự tham gia của 58 nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng đông đảo đại biểu Trung ương, địa phương.

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Lửa ấm cao nguyên”

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Lửa ấm cao nguyên”

Tối 4/1, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Công an phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Người truyền lửa” với chủ đề “Lửa ấm cao nguyên”. Chương trình được tổ chức nhân dịp Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025).